De thi HKI lop 4 TT22

Chia sẻ bởi Lê Tấn Triết | Ngày 09/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: de thi HKI lop 4 TT22 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC: 2017-2018
MÔN: Tiếng Việt – Lớp Bốn

A. Kiểm tra đọc (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
( Thời gian: 35 phút )
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

KÉO CO
K Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi mộ vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều ke keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nà nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ghanh đua, vui ở những tiếng hò reo reo khuyến khích của người xem hội.
Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi có giá giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là bại chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng chiến thắng. Các cô cô gái trong làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
( Theo Toan Ánh )



Khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5 điểm) Trò chơi kéo co thể hiện điều gì?
A. Tinh thần dũng cảm của dân ta.
B. Tinh thần thượng võ của dân ta.
C. Tinh thần cần cù của dân ta.
Câu 2: (0,5 điểm) Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
A. Kéo co giữa nam và nữ.
B. Kéo co giữa nam và nam.
C. Kéo co giữa nữ và nữ.
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng nào sau đây nêu cách chơi kéo co của làng Tích Sơn?
A. Tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ.
B. Tổ chức thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng.
C. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
A. Vì có nhiều người tham gia.
B. Vì không khí ghanh đua sôi nổi, vì những tiếng reo hò khuyến khích của người xem hội.
C. Cả A và B đều đúng



Câu 5 (0,5 điểm) Câu nào là câu kể Ai làm gì?
A. Tục kéo co mỗi vùng mỗi khác.
B. Dân làng nổi trống mừng chiến thắng.
C. Kéo co phải đủ ba keo.

Câu 6: (1 điểm) Viết một từ cùng nghĩa với từ quyết tâm và đặt một câu với từ đó.
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Có công…………có ngày…………..
Câu 8: (1 điểm) Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
…………………………………………………………………………………
Câu 9:(1 điểm) tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Hằng ngày, ông xách thùng nước ra tưới các cây kiểng trong sân.
- Chủ ngữ:…………………………………………………………………
- Vị ngữ:…………………………………………………………………..
Câu 10: (1 điểm) tìm danh từ, tính từ trong câu sau: Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng.
Danh từ:…………………………………………………………………
Tính từ:…………………………………………………………………

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn. (10 điểm)
1.Chính tả nghe-viết (2 điểm) (20 phút)

Chiếc xe đạp của chú Tư
Ở xóm vườn, có một chiếc xe đã là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Triết
Dung lượng: 63,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)