DE THI HKI-L9

Chia sẻ bởi Nguyễn Lan Hương | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: DE THI HKI-L9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I (90 phút)
Phần I: (4đ)
Dưới dây là một đọn văn miểu tả về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn « Làng » của Kim Lân :
« Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nõ cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... »
(Trích ngữ văn 9, T1...)
1. Vì sao «  nhìn lũ con », « nước mắt » của ông Hai lại «  cứ giàn ra » ?
2. Ngôn ngữ chủ yếu để miêu tả nhân vật ông Hai ở doạn trích trên thuộc hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thọai nội tâm ? Viếc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng gì ?
Kể tên hai văn bản khác trong chương trình NV9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ như vậy ?
3. Hãy chỉ rõ điểm giống và khác nhau cơ bản về phương thức trần thuật của truyện ngắn « Làng » của KL và Lặng lẽ Sa Pa của NTL.
4. Nêu suy nghĩ của em về một đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật ông Hai trong tác phẩm « Làng » của KL ?
Phần II : (6đ)
Đọc kĩ đoạn thơ sau :
« Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng.
vầng trăng thành tri kỉ
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trang tình nghĩa... »
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy ?
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận diến dịch ; trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép với chủ đề : Đoạn thơ đã ghi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. (chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép)
3. Cũng trong bài thơ trên có đoạn :
« Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng... »
Trong dòng thơ đầu, từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa gốc từ « mặt » nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
Hãy xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nội dung chính của đoạn thơ trên.
* Đán án.
Câu1(0.5) “Nhìn lũ con, tủi thân ,nước mắt ông lão cứ giàn ra”. vì ông thấy thương cho những đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp khi bị coi là Việt gian, ông thấy đau đớn, tủi hổ cho nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu.
Câu 2(1đ).
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm(0.25)
- Tác dụng: Hiểu rõ nỗi đau đớn, dằn vặt đang diễn ra trong lòng nhân vật ông Hai(0.25)
- Kể được hai trong số các văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ.
Lặng lẽ Sa Pa....Kiều ở lầu Ngưng Bích.(mỗi đáp án đúng được 0.25)
Câu 3 (1đ)
Giống : Sử dụng ngôi kể thứ ba kết hợp giữa tả và kể.(0.5)
Khác: (0.5)
+ Làng: Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể, làm nổi bật diễn biến nội tâm nhân vật chính.
+ LLSP: Xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ để làm nổi bật nhân vật chính.
Câu 4.(1.5).
HS có thể chọn một trong số những đặc điểm nổi bật ở nhân vật ông Hai (tình yêu làng hoà quyện trong tình yêu nước, tình yêu và niềm tự hào về làng chợ Dầu hoặc những nét mới mẻ trong tình cảm đối với làng quê ở người nông dân...) để bộc lộ suy nghĩ, thái độ của mình.(1)
HS có thể trình bày với hình thức đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ.(0.5)
Phần II(6đ)
Câu 1(0.75)
Tên TP Ánh trăng (0.25)- TG Nguyễn Duy(0.25)
Hoàn cảnh ra đời: năm 1978, sau khi chiến tranh kết thúc ba năm miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Câu 2(4đ)
Trình bày đúng đoạn văn diễn dịch(đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, viết chính xác vị tríc và nội dung cấu chủ đề)(1đ).
Phần khai triển đoạn khoảng 10-11 câu ( có đáng dấu số thứ tự các câu)(2đ)
Đảm bảo các ý chính sau và đầy đủ dẫn chứng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lan Hương
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)