De thi hki I

Chia sẻ bởi Phùng Văn Hiếu | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: de thi hki I thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 11
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất khái niệm câu ghép?
A. Là câu có hai cụm C – V trở lên.
B. Là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.
C. Là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu.
D. Là câu có ba cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành
Câu 2: Có mấy cách nối vế câu?
A. 2 cách B. 3 cách C. 4 cách
Câu 3: Trong các câu ghép sau, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa?
A. Anh đi làm còn em đi học C. Anh đi làm, em đi học
B. Anh đi làm nhưng em đi học D. Anh đi làm và em đi học
Câu 4: Trong các câu sau , câu nào không phải là câu ghép:
A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi.
B. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
C. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
D. Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.
Câu 5. “Người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng.” Phần giải thích trên ứng với:
A. Ngôi số 1 B. Ngôi số 3 C. Kết hợp A và B
Câu 6: “Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”(Hồ Chí Minh) Các vế trong câu văn trên được nối với nhau bằng:
A. Một quan hệ từ C. Một cặp quan hệ từ
B. Một phó từ D. Không dùng từ nối.
Câu 7: Người kể chuyện trong văn tự sự có thể kể theo :
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Cả A và B.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất mục đích của văn bản thuyết minh?
A. Đem đến cho con người tri thức văn học nghệ thuật mà con người chưa hề biết
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ chưa bao giờ biết đến
D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người làm theo.
Câu 9: Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh có đặc điểm là:
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và đơn nghĩa
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh
Câu10: Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết minh không?
A. Có B. Không
ĐỀ KIỂM TRA TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 12
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Các vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
“Trời trong như ngọc, đất sạch như lau.”
A. Tương phản B. Đồng thời C. Nối tiếp D. Tăng tiến
Câu 2: Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ giữa 2 phương thức tạo lập văn bản nào?
A. Lập luận và thuyết minh. C. Tự sự và biểu cảm .
B . Thuyết minh và tự sự D . Biểu cảm và thuyết minh.
Câu 3: Các vế trong câu ghép sau có quan hệ gì?
“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học..”
A. Nguyên nhân - kết quả B. Giải thích C. Cả A và B
Câu 4: Câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá B. So sánh C. Liệt kê D. Cả A,B,C.
Câu 5: Nhận định nào nói đúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Văn Hiếu
Dung lượng: 60,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)