Đề thi HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hường | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH OAI

ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học: 2014 - 2015
(Thời gian làm bài: 90 phút)


PHẦN I: (3 điểm)
Có nhà thơ đã viết một câu thơ nghe thật lạ:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy”
1.Câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
2. Chép chính xác khổ thơ có dòng thơ trên.
3. Từ “chông chênh” trong câu thơ gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật trữ tình?
4. Hãy kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ vừa chép và nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy.
PHẦN II: (7 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng ”.
(“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9,
tập một, NXB Giáo dục, 2005, trang 186)
1. “Người con trai” mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhắc tới trong đoạn văn là nhân vật nào? Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm?1,0
2. “Lặng lẽ SaPa” là truyện ngắn giàu chất trữ tình. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm
.1,0
3.Tại sao “người con trai ấy” lại khiến nhà họa sĩ cảm thấy “nhọc quá”, qua đó em hiểu thêm gì về nhân vật họa sĩ?1,0
4. Viêt một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán (gạch dưới từ ngữ thực hiện phép nối và câu cảm thán).









PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH OAI

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)


PHẦN I: (3 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
Tác phẩm: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
0,25

Tác giả: Phạm Tiến Duật
0,25

Sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
0,5

Câu 2: (0,5 điểm)
Chép chính xác khổ thơ
0,5

Câu 3: (0,5 điểm)
Từ láy “chông chênh” diễn tả trạng thái đu đưa không vững chắc, gợi ra con đường gập gềnh khó đi; thể hiện gian khổ, khó khăn, nguy hiểm trên con đường ra trận của những người lính lái xe.
0,5

Câu 4: (1,0 điểm)
Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ.
Tác dụng: Diễn tả khó khăn chồng chất song với nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận với tinh thần lạcquan, chứa chan hi vọng.
0,5
0,5

Phần II : (7 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
“Người con trai” mà nhà văn nhắc tới là nhân vật anh thanh niên
Nhận xét về cách đặt tên nhân vật:
+ Các nhân vật trong truyện đều đều không có tên riêng mà được gọi theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ Cách đặt tên như vậy là nhà văn muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này làm tăng tính khái quát chủ đề câu chuyện.
0,5
0,5

Câu 2: (1,0 điểm)
Chất trữ tình trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” được toát lên từ những chi tiết:
- Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như một bức tranh.
- Cuộc sống, tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hường
Dung lượng: 68,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)