De thi HKI_2011-2012_Ngu Van 8_NQPhu

Chia sẻ bởi Phan Thành Tâm | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: De thi HKI_2011-2012_Ngu Van 8_NQPhu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS ĐỀ THI HỌC KỲ I ( 2011– 2012)
Nguyễn Quốc Phú Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 đ ; 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Hãy ghi lại chữ cái đứng đầu mỗi câu sau đây mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Câu văn:“ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” trích trong văn bản nào ?
A/ Tôi đi học
B/ Lão Hạc
C/ Tức nước vỡ bờ
D/ Trong lòng mẹ
Câu 2: Các từ in đậm sau đây thuộc trường từ vựng nào ?
“ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
A/ Hoạt động của lưỡi.
B/ Hoạt động của miệng.
C/ Hoạt động của răng.
D/ Hoạt động của tay.
Câu 3: Câu nào dưới đây là câu ghép ?
A/ Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết.
B/ Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra.
C/ Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động.
D/ Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
Câu 4: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ?
A/ “ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”.
B/ “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”.
C/ “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”.
D/ “ Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười”.
Câu 5: Văn thuyết minh là gì ?
A/ Trình bày, giới thiệu, giải thích,… nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
B/ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng.
C/ Trình bày sự việc, diền biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê.
D/ Dùng các chi tiết, hình ảnh,…nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.
Câu 6: Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện ngắn “Lão Hạc”?.
A/ Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống của con người.
B/ Cái phẩm chất cao quý của người nông dân
C/ Số phận đau thương của người nông dân
D/ Cả 3 ý đều đúng.
Câu 7: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”.
A/ Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.
B/ Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
C/ Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
D/ Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.
Câu 8: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?
A/ Kì quặc
B/ Mạnh mẽ
C/ Tàn nhẫn
D/ Lộp bộp
Câu 9: Khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh ?
A/ Khi cần nói năng lịch sự, văn hóa.
B/ Khi cần nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
C/ Khi muốn bày tỏ tình cảm.
D/ Khi muốn trao đổi thẳng với đối tượng giao tiếp.
Câu 10: Câu ghép : “ Anh đi, hay là tôi đi ”.
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trên là :
A/ Quan hệ đồng thời.
B/ Quan hệ lựa chọn.
C/ Quan hệ tiếp nối.
D/ Quan hệ tăng tiến.
Câu 11: Câu văn nào dưới đây có chứa tình thái từ ?
A/ “ Ôi! Sáng xuân nay xuân 61”.
B/ Này ! con đừng làm như thế.
C/ Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thành Tâm
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)