đề thi HK2 văn 9 mới 2016 - hay
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thảo |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: đề thi HK2 văn 9 mới 2016 - hay thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
Đề số 1
Phần I: (6 điểm)
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2. Giải thích từ: Chùng chình, dềnh dàng.
3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng – Phân – Hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)
Phần II: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê bằng một đoạn văn. Trong đoạn văn đó có dùng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú đó.)
Câu 2: (2 điểm)
Hãy làm rõ những nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II- đề số 1
Năm học: 2012 – 2013
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: 6 điểm
Câu 1: Chép 6 câu thơ nằm trong khổ 1 và 2 – đúng chính tả. (1 đ)
Câu 2: Giải thích được 2 từ “chùng chình”, “dềnh dàng” theo SGK. (1 đ)
Câu 3:
* Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng đoạn văn tổng – phân – hợp có độ dài 10 – 12 câu, có phép thế và thành phần phụ chú. (1 đ)
*Yêu cầu về nội dung: ( 3 đ)
- Dùng câu đã cho làm mở đoạn, sau đó:
* Phân tích 2 khổ thơ đầu đề thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật.
- Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: Ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương chùng chình, rồi xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.
- Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình ….tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu”.
- Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng xao xuyến của con người: “bỗng”, “hình như”.
Phần II: 4 điểm
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:
- Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là: Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
- Cuộc sống của họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm. Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng của các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
- Chú ý: Đoạn văn phải có thành phần phụ chú nếu thiếu trừ 0,5 điểm.
Câu 2: (2 điểm)
Giới thiệu nét riêng của từng người:
* Nho là em út trong tổ trinh sát, thích ăn kẹo, có dáng người bé nhỏ nhưng rất rắn giỏi, có bản lĩnh …
* Chị Thao là chị cả chăm chép bài hát, trong công việc thì dũng cảm táo bạo, quyết đoán nhưng sợ máu và vắt…
* Phương Định là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, dũng cảm…
* Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm sao cho phù hợp, trân trọng sự sáng tạo và cảm thụ của học sinh.
ĐỀ THI KÌ
Đề số 1
Phần I: (6 điểm)
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“ Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2. Giải thích từ: Chùng chình, dềnh dàng.
3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng – Phân – Hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép thế và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích)
Phần II: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê bằng một đoạn văn. Trong đoạn văn đó có dùng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú đó.)
Câu 2: (2 điểm)
Hãy làm rõ những nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II- đề số 1
Năm học: 2012 – 2013
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: 6 điểm
Câu 1: Chép 6 câu thơ nằm trong khổ 1 và 2 – đúng chính tả. (1 đ)
Câu 2: Giải thích được 2 từ “chùng chình”, “dềnh dàng” theo SGK. (1 đ)
Câu 3:
* Yêu cầu về hình thức:
Viết đúng đoạn văn tổng – phân – hợp có độ dài 10 – 12 câu, có phép thế và thành phần phụ chú. (1 đ)
*Yêu cầu về nội dung: ( 3 đ)
- Dùng câu đã cho làm mở đoạn, sau đó:
* Phân tích 2 khổ thơ đầu đề thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật.
- Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: Ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương chùng chình, rồi xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.
- Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình ….tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “có đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu”.
- Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng xao xuyến của con người: “bỗng”, “hình như”.
Phần II: 4 điểm
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau:
- Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh niên xung phong rất trẻ là: Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao.
- Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
- Cuộc sống của họ gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm. Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng của các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
- Chú ý: Đoạn văn phải có thành phần phụ chú nếu thiếu trừ 0,5 điểm.
Câu 2: (2 điểm)
Giới thiệu nét riêng của từng người:
* Nho là em út trong tổ trinh sát, thích ăn kẹo, có dáng người bé nhỏ nhưng rất rắn giỏi, có bản lĩnh …
* Chị Thao là chị cả chăm chép bài hát, trong công việc thì dũng cảm táo bạo, quyết đoán nhưng sợ máu và vắt…
* Phương Định là cô gái hồn nhiên, mơ mộng, dũng cảm…
* Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm sao cho phù hợp, trân trọng sự sáng tạo và cảm thụ của học sinh.
ĐỀ THI KÌ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thảo
Dung lượng: 18,99KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)