Đề thi HK2-NV9 (08-09)

Chia sẻ bởi Lữ Hồng Ân | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK2-NV9 (08-09) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)


Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . .

Điểm
Lời phê của Thầy (cô)


I/TRẮC NGHIỆM:(3đ)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm B. Miêu tả C.Tự sự D. Nghị luận
Câu 2: Câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ gì?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
Câu 3 : Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau:
Chẳng để làm gì cả-Nhĩ có vẻ ngượng ngịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc- con hãy qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về. (Bến quê)
A. Cảm thán B. Tình thái C. Gọi đáp D.Phụ chú
Câu 4: Hai câu văn sau có sử dụng phép liên kết nào?
“Ta dại, ta tìm về nơi vắng vẻ
Người khôn, người tìm đến chỗ lao xao”
A. Phép đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Phép thế D. Phép nối
Câu 5: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì?
A. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước vào xuân.
B. Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, nói lên ước nguyện tha thiết chân thành được hiến dâng cho quê hương đất nước.
C. Khúc ca mùa xuân của đất nước và mùa xuân của hồn người
Câu 6: Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?
A. Vui tươi rộn ràng B. Buồn hiu hắt
C. Nhè nhẹ, man mác , bâng khuâng D. Trầm lắng, dìu dịu buồn
Câu 7: Câu văn: “Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 8: Từ “nó” trong câu: “Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” thay thế cho bộ phận nào?
A. khuôn mặt B. mắt C. mũi D. miệng
Câu 9: Từ in đậm trong câu sau là phần gì? “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
A. Trạng ngữ B. Khởi ngữ C.Chủ ngữ D. Cảm thán
Câu 10 : Câu văn sau sử dụng phép phân tích hay tổng hợp?
“Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”
A. Phân tích B. Tổng hợp C Cả hai ý trên.
Câu 11: “nam ai, nam bình” là các điệu ca ở vùng nào?
A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Đồng bằng Nam Bộ C. Huế D. xứ Nghệ
Câu 12: Đại từ “ta” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là?
Số ít B. số nhiều C. vừa là cái riêng, vừa là cái chung D.Cả A,B,C
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: Chép lại 4 câu thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác; giới thiệu nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. (2 điểm)
Câu 2: Nhân vật Phương Định (trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gợi cho em những suy nghĩ gì? (5 điểm)
---


PHÒNG GD-ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hồng Ân
Dung lượng: 10,47KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)