ĐỀ THI HK2 MÔN LÍ 6 2008-2009

Chia sẻ bởi Mai Văn Quang | Ngày 17/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HK2 MÔN LÍ 6 2008-2009 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 6

Đề bài.
Câu 1. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
Câu 2. So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí? Khi nhiệt kế thuỷ ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân nóng lên. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh ?
Câu 3. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng ?
Câu 4. Hãy quan sát các loại ấm đun nước bằng điện, em sẽ thấy rằng bộ phận đun nóng bao giờ cũng được đặt ở phía dưới. Tại sao nó không được đặt ở trên hoặc giữa của ấm ?
* Đáp án và thang điểm

Câu 1. (1điểm) Trọng lượng riêng của không khí được xây dựng bằng công thức: d = 10  . Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thẻ tích V tăngdo đó d giảm. Vì vậy trọng lưởngiêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh  không khí nống nhẹ hơn không khí lạnh.
Câu 2. (3điểm) + So sánh:
- Giống: Nở ra thì nóng lên, co lại thì lạnh đi.
- Khác: Chất khí : các chất khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất rắn, lỏng : các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, nhiều hơn chất rắn.
+ Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.
Câu 3. (3 điểm) Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiép xúc với nước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu tác động từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
Câu 4 (3điểm) : Khi nước nóng lên nó nở ra và khối lượng riêng của nó giảm đi trọng lượng riêng cũng giảm đi. Nếu lắp bộ phận điện nóng ở gần đáy ấm, lượng nước ở gần nó có trọng lượng riêng đã giảm đi sẽ nổi lên cao, lượng nước ở phía trên có trọng lượng lớn hơn sẽ chìm xuống dưới và bị nóng lên. Sự luân chuyển liên tục nước nóng hơn nổi lên trên, nước nguội hôn chìm xuống dưới làm cho nước chống sôi lên đều.
Nếu lắp bộ phận đun nóng ở phía trên, thì không có sự luân chuyển như thế, nước nống hơn cứ ở trên, nước nguội cứ ở dưới. Có thể là phàn nước ở trên đã sôi mà phần nước ở dưới chưa sôi.

MA TRẬN

Cấp độ nhận thức
Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


Câu 2


30%


Câu 1, câu 3

40%



Câu 4
30%

30%
40%
30%




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Quang
Dung lượng: 29,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)