Đề thi HK1_ Đáp án Văn 9
Chia sẻ bởi Đặng Tấn Trung |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK1_ Đáp án Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I :2009-2010
THỜ GIAN: 90 PHÚT
I.TRẮC NGHIỆM.(3 điểm)
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1: Bài thơ “Bếp Lửa” là của tác giả:
a.Huy Cận b.Chính Hữu c.Nguyễn Khoa Điềm d.Bằng Việt
Câu 2: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích từ tác phẩm nào?
a.Truyền kỳ tân phả b.Vũ trung tùy bút c.Thượng kinh kí sự d.Tang thương ngẫu lục.
Câu 3: Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào năm?
a. 1945 b. 1946 c. 1947 d. 1948.
Câu 4: Quê của Nguyễn Du là:
a.Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. c.Tiên Điền, nghi Xuân, Hà Tây.
b.Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Giang. d.Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Đông.
Câu 5: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
“ Mai cốt cách, tuyết………….”
a.tâm hồn b.hài hòa c.tinh thần d.vẹn mười.
Câu 6: Qua bài thơ “Aùnh trăng”, Nguyễn Duy muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
a.Không thầy đố mày làm nên. c.Uống nước nhớ nguồn.
b.Đoàn kết là sức mạnh vô địch d.Được voi đòi tiên.
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” là:
a.Tả cảnh b.Tả người c.Tả cảnh ngụ tình d.Từ ngữ phấn chấn.
Câu 8: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
a.Nhân hóa, so sánh. c.Nhân hóa, ẩn dụ.
b.Nhân hóa, nói quá. d.Nhân hóa, hoán dụ.
Câu 9:Hình ảnh đặc sắc được coi như là một biểu tượng giàu chất thơ động lại dư âm trong bài thơ “Đồng chí” là:
a.Giếng nước gốc đa. c.Miệng cười buốt giá.
b.Đêm rét chung chăn. d.Đầu súng trăng treo.
Câu 10: Ngôn ngữ trong bài thơ ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giàu tính:
a.Khẩu ngữ. b.Độc thoại c.Nội tâm d.Ước lệ tượng trưng.
Câu 11:Từ nào dưới đây không phải là từ vay mượn của tiếng Hán:
a.Thiều quang b.Thanh minh c.Tảo mộ d.Con én.
Câu 12: Từ nào đã dùng sai trong câu sau:
“Những hoạt động từ thiện của ông khiến tôi rất cảm xúc”.
a.Khiến b Cảm xúc c. Hoạt động d.ông.
II. TỰ LUẬN. (7 điểm
Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy (cô) giáo cũ.
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm:(3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
d
b
d
a
c
c
c
c
d
a
d
b
II.Tự luận: (7 điểm).
1.Yêu cầu chung.
-Bài làm phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Nội dung đúng yêu cầu của đề bài, được liên kết chặt chẽ, hợp lí.
-Vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2.Yêu cầu cụ thể: học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng có thể đảm bảo các ý sau đây:
a.Mở bài:
-Giới thiệu chung về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy( cô giáo ) cũ .(1,5đ)
b. Thân bài:
-Kể về thầy, cô với những đức tính đã gây ấn tượng cho mình( 2đ)
+ Yêu thương học sinh
+Quan tâm học sinh nhất là các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+Động viên , an ủi ,nhắc nhở, khuyên bảo học sinh khi các em mắc lỗi lầm hoặc khi gặp khó khăn.
-Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em với thầy( cô ) giáo : nêu cụ thể hành động ,việc làm, lời nói.( 2đ)
c.Kết bài:
-Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đáng nhớ đó .Liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Tấn Trung
Dung lượng: 37,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)