Đề thi HK II-2014

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HK II-2014 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

ĐỀ CHÍNH THỨC


 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2014 -2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài:120 phút)

 PH ẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ “có lẽ” trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần gọi đáp.
Câu 2: “Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình” là nhận định về bài thơ nào?
A. Sang thu. B. Viếng lăng Bác. C. Mùa xuân nho nhỏ. D. Nói với con.
Câu 3: Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu) thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật tính cách. B. Nhân vật số phận.
C. Nhân vật tư tưởng. D. Nhân vật ngoại hình.
Câu 4: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” (Vũ Khoan), theo tác giả thì nhiệm vụ của đất nước ta khi bước vào thế kỷ mới là gì?
A. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. B. Tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 5: Đoạn văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh núi Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép nối. C. Phép thế. D. Liên kết bằng các từ đồng nghĩa.
Câu 6: Thành ngữ “Nửa úp nửa mở” có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Về lượng. B. Về chất. C. Về quan hệ. D. Về cách thức.
Câu 7: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là gì?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận. B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc của bài viết. D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Câu 8: Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông – ten” (Hi-pô-lít Ten) được viết theo phương thúc biểu đạt nào nào?
A. Thuyết minh. B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau:
(1)Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?(2) Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng đấy ư?(3) Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… (4)Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:
- (5)Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b) Chỉ rõ câu văn là lời độc thoại; câu văn là độc thoại nội tâm? Cho biết tác dụng của lời độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn đó?
Câu 2: Với chủ đề về môi trường, em hãy dựng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu về hậu quả của nó đối với sức khỏe của con người; trong đoạn văn có 1 câu văn sử dụng thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ đó.)
Câu 3: Phân tích đoạn thơ sau:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Hữu Thỉnh – Sang thu)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 82,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)