ĐỀ THI HK I LỚP 8 2011-2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí | Ngày 15/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HK I LỚP 8 2011-2012 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: SINH HỌC - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút.(không kể giao đề)



ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,5 điểm)
Nêu thành phần cấu tạo của máu và chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày đặc điểm cấu tạo của phổi. Chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi.
Câu 3: (1 điểm)
Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá.
Câu 4: (2 điểm)
Giải thích tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng thì có vị ngọt?
Câu 5 (2 điểm)
Phân biệt hai quá trình đồng hoá và dị hoá.





















ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 8 KỲ I 2011-2012
CÂU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM

1
* Thành phần cấu tạo của máu:
-Máu gồm: + Các tế bào máu(45% V của máu) đặc quánh, đỏ thẩm gồm:Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
+ Huyết tương: (chiếm 55%V của máu) lỏng, màu vàng nhạt
* Chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Huyết tương:
+Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2.
1,5 điểm




1 điểm


1 điểm

2
* Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và có mạng lưới mao mạch dày đặc. Có tới 700 -800 triệu phế nang.
* Chức năng:
- Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí.
- Hai lá phổi: Thực hiên trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

Quá tải

3
* Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá:
Các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại trong thức ăn đồ uống, ăn không đúng cách.
1 điểm

4
 Khi nhai cơm lâu trong miệng thì có vị ngọt vì Tinh bột có trong cơm dưới tác dụng của enzim Amilaza(pH = 7,2, t0 = 370c) đã biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ.
2,5 điểm

5
* Phân biệt hai quá trình đồng hoá và dị hoá.
- Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích luỹ năng lượng.
- Dị hoá: Là quá trình phân giải các chất được tích luỹ trong quá trình đồng hoá thành các chất đơn giản, bẽ gãy các liên kết hoá học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.


1,5 điểm


1,5 điểm


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)