Đề thi HGS Văn 9
Chia sẻ bởi Trần Lê Hoài An |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HGS Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP HUYỆN
HUYỆN NGỌC LẶC Năm học: 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm): Về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” :
a) Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật?
b) Nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật ấy có gì khác nhau và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thái độ của nhà thơ?
Câu 2(4 điểm): Đọc bài thơ sau:
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả xanh non.
(Nguyễn Khoa Điềm)
a) Em hãy xác định các biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ.
b) Phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm xúc về tình mẫu tử ở khổ cuối của bài thơ.
Câu 3 (2 điểm):
Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được tình huống đặc sắc. Theo em đó là tình huống nào? Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống ấy?
Câu 4(10 điểm): Ánh trăng (Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ Văn 9 tập 1) - Niềm thao thức của một ánh nhìn từ quá khứ.
----HẾT----
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HUYỆN NGỌC LẶC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP HUYỆN
Năm học: 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
(Biểu điểm 20)
Câu 1 (4 điểm):
a) Các tuyến nhân vật: Có 2 tuyến nhân vật: chính diện (Thuý Kiều) và phản diện (đại diện là Mã Giám Sinh)
(1điểm)
b) Điểm khác nhau:
- Nhân vật Mã Giám Sinh: Tác giả chủ yếu dùng ngòi bút tả thực (thông qua vóc dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật
(HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm)
- Ở nhân vật Thúy Kiều: Nhà thơ vẫn sử dụng nguyên tắc ước lệ, dùng độc thoại nội tâm .
(HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm).
Việc sử dụng bút pháp đó đã thể hiện thái độ yêu ghét của nhà thơ đối với các nhân vật. (1 điểm)
Câu 2(4 điểm):
a) Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ: (1 điểm)
- Ẩn dụ, so sánh: quả - những đứa con (hình ảnh xuyên suốt toàn bài thơ)
- Liên tưởng, so sánh: lặn – mọc: vòng quay của thời gian; bí, bầu lớn xuống, mang dáng giọt mồ hôi mặn…
Đó là những phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ và tình cảm sâu nặng của đứa con với công lao suốt đời của người mẹ.
b) Hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối: (3 điểm)
“Quả”, ảnh so sánh ẩn dụ rất độc đáo đọng lại trong khổ thơ cuối như 1 lời nhắc nhở:
+ Cả cuộc đời mẹ đã thầm lặng chăm chút, nuôi dưỡng, chấp nhận hi sinh để con khôn lớn, trưởng thành.
+ Khổ thơ hàm chứa sự biết ơn sâu nặng của đứa con đối với mẹ.
+ Sự thảng thốt của đứa con: một đời mẹ hi sinh thầm lặng, và mong mỏi con cái khôn lớn, trưởng thành, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn người con, vẫn thấy mình bé nhỏ, vẫn thấy mình chưa đền đáp xứng đáng công lao dưỡng dục của người mẹ.
(Trên cơ sở các ý cơ bản trên, giáo viên căn cứ vào việc phát hiện và cảm nhận của HS để cho điểm hợp lí)
Câu 3(2 điểm):
* Gợi ý:
Truyện xây dựng thành công hai tình huống:
+ Sau 8 năm xa cách
HUYỆN NGỌC LẶC Năm học: 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1(4 điểm): Về đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” :
a) Đoạn trích có mấy tuyến nhân vật?
b) Nghệ thuật xây dựng các tuyến nhân vật ấy có gì khác nhau và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thái độ của nhà thơ?
Câu 2(4 điểm): Đọc bài thơ sau:
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả xanh non.
(Nguyễn Khoa Điềm)
a) Em hãy xác định các biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ.
b) Phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm xúc về tình mẫu tử ở khổ cuối của bài thơ.
Câu 3 (2 điểm):
Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được tình huống đặc sắc. Theo em đó là tình huống nào? Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống ấy?
Câu 4(10 điểm): Ánh trăng (Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ Văn 9 tập 1) - Niềm thao thức của một ánh nhìn từ quá khứ.
----HẾT----
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HUYỆN NGỌC LẶC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 CẤP HUYỆN
Năm học: 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
(Biểu điểm 20)
Câu 1 (4 điểm):
a) Các tuyến nhân vật: Có 2 tuyến nhân vật: chính diện (Thuý Kiều) và phản diện (đại diện là Mã Giám Sinh)
(1điểm)
b) Điểm khác nhau:
- Nhân vật Mã Giám Sinh: Tác giả chủ yếu dùng ngòi bút tả thực (thông qua vóc dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật
(HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm)
- Ở nhân vật Thúy Kiều: Nhà thơ vẫn sử dụng nguyên tắc ước lệ, dùng độc thoại nội tâm .
(HS lấy dẫn chứng cụ thể cho điểm tối đa: 1 điểm).
Việc sử dụng bút pháp đó đã thể hiện thái độ yêu ghét của nhà thơ đối với các nhân vật. (1 điểm)
Câu 2(4 điểm):
a) Biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ: (1 điểm)
- Ẩn dụ, so sánh: quả - những đứa con (hình ảnh xuyên suốt toàn bài thơ)
- Liên tưởng, so sánh: lặn – mọc: vòng quay của thời gian; bí, bầu lớn xuống, mang dáng giọt mồ hôi mặn…
Đó là những phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ và tình cảm sâu nặng của đứa con với công lao suốt đời của người mẹ.
b) Hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối: (3 điểm)
“Quả”, ảnh so sánh ẩn dụ rất độc đáo đọng lại trong khổ thơ cuối như 1 lời nhắc nhở:
+ Cả cuộc đời mẹ đã thầm lặng chăm chút, nuôi dưỡng, chấp nhận hi sinh để con khôn lớn, trưởng thành.
+ Khổ thơ hàm chứa sự biết ơn sâu nặng của đứa con đối với mẹ.
+ Sự thảng thốt của đứa con: một đời mẹ hi sinh thầm lặng, và mong mỏi con cái khôn lớn, trưởng thành, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn người con, vẫn thấy mình bé nhỏ, vẫn thấy mình chưa đền đáp xứng đáng công lao dưỡng dục của người mẹ.
(Trên cơ sở các ý cơ bản trên, giáo viên căn cứ vào việc phát hiện và cảm nhận của HS để cho điểm hợp lí)
Câu 3(2 điểm):
* Gợi ý:
Truyện xây dựng thành công hai tình huống:
+ Sau 8 năm xa cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Lê Hoài An
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)