Đề thi GVG huyện Nông Cống 2015

Chia sẻ bởi Never Give Up | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề thi GVG huyện Nông Cống 2015 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NÔNG CỐNG




ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN - CẤP THCS
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 150 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 16/3/2015




Câu I ( 4 điểm )
Phân tích giá trị độc đáo của các biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ sau:
1. "Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."
( Truyện Kiều- Nguyễn Du )

2 .“ Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời , khi như mặt trăng…”
( Mẹ và quả- Nguyễn Khoa Điềm )

Câu II (6 điểm ) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu:

Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…
( Theo Hạt giống tâm hồn )

1. Hãy đặt một nhan đề thể hiện ý nghĩa khái quát của câu chuyện .
2. Bằng một văn bản ngắn hãy trình bày suy nghĩ về nội dung câu chuyện và bài học cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện trên.

Câu III ( 10 điểm )
"Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp"
Hãy khám phá `` xứ sở của cái đẹp`` trong `` Lặng lẽ Sa Pa`` của Nguyễn Thành Long.




Họ và tên..........................................................Số báo danh......................................




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NÔNG CỐNG


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN - CẤP THCS
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN



A. YÊU CẦU CHUNG
Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần:
1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản về chuyên môn của thí sinh, giám khảo cần phát hiện những bài thực sự có chất lượng thể hiện kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể giúp quá trình khảo sát được chuẩn xác.
2- Đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của thí sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể.
4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu I:
1. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Sử dụng từ láy nao nao ( vừa tả hình ảnh vừa gợi cảm xúc, tâm trạng ) và nho nhỏ
( gợi hình ảnh) ( 0,5 đ)
- Cái hay của cách dùng từ trên là việc vừa miêu tả hình ảnh cảnh vật vào thời điểm chiều tà vừa gợi tả cảm xúc, tâm trạng lưu luyến man mác buồn của chị em Thúy Kiều khi mà “ ngày vui ngắn chẳng tày gang” .Cảnh vật và lòng người như có sự soi chiếu, cộng hưởng. Đây cũng là những hình ảnh báo trước cuộc “ gặp gỡ định mệnh” của Kiều với linh hồn Đạm Tiên ngay sau đó.( 1 đ)
- Những hình ảnh thấm đẫm tính nhân văn trên thể hiện sự tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của Nguyễn Du-tả cảnh vướng tình, trong tình có cảnh ( 0,5 đ)
2. Đoạn thơ trích từ bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm có sử dụng các phép tu từ chính là hoán dụ, so sánh :
- “Tay mẹ vun trồng” là hình ảnh hoán dụ ( dùng bộ phận để chỉ cái toàn thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Never Give Up
Dung lượng: 73,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)