ĐỀ THI GVDG HUYỆN
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tú |
Ngày 14/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GVDG HUYỆN thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
HỘI THI GIÁO VIÊN VIÊN GIỎI THCS
Năm học 2011 - 2012
BÀI THI VIẾT MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1(4 điểm)
Hãy trình bày các vấn đề sau:
a.Thế nào là chuẩn kiến thức - kĩ năng của mỗi đơn vị kiến thức? Với giáo viên sử dụng chuẩn kiến thức - kĩ năng để làm gì?
b.Yêu cầu đối với giáo viên trong việc bám sát chuẩn kiến thức - kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học.
Câu 2 (3 điểm)
Bằng kiến thức bậc THCS hãy giải bài toán sau:
Trên quãng đường AB có hai xe chuyển động. Xe 1 đi từ A đến B nửa quãng đường đầu chuyển động đều với vận tốc v1, nửa quãng đường sau chuyển động đều với vận tốc v2 . Xe 2 chuyển động từ B tới A nửa thời gian đầu chuyển động đều với vận tốc v1, nửa thời gian sau chuyển động đều với vận tốc v2. Biết v1 = 20 km/h; v2 = 30 km/h. Hai xe đến đích cùng lúc, xe 1 xuất phát sớm hơn xe 2 một khoảng thời gian 6 phút.
a. Tính quãng đường AB.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau ở vị trí cách B bao xa?
Câu 3 (3 điểm)
Cho bài toán sau:
Một khúc gỗ không thấm nước hình hộp chữ nhật có tiết diện đáy S1, chiều dài l1, trọng lượng riêng d1 đang nổi thẳng đứng trong một bình nước hình trụ có tiết diện đáy S0, trọng lượng riêng của nước là d0. Chiều cao cột nước ban đầu trong bình khi chưa thả khúc gỗ là h. Tính chiều dài phần khúc gỗ chìm trong nước và tính lực ấn để khúc gỗ chìm hoàn toàn trong nước.
a. Hãy nêu cách hướng dẫn học sinh giải bài toán trên
b. Dựa vào các dữ kiện đã cho trong bài toán phát triển thêm hai yêu cầu của bài toán ở mức độ vận dụng cao hơn.
…………….. Hết……………….
Số báo danh của giáo viên dự thi:…………
Chữ ký của giám thị: Giám thị 1…………………….giám thị 2…………………
HỘI THI GIÁO VIÊN VIÊN GIỎI THCS
Năm học 2011 - 2012
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. ĐÁP ÁN
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
a
- Chuẩn KT-KN của mỗi đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
GV sử dụng chuẩn KT-KN để:
- Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, cấp học.
0,5
0,5
0,5
b
Yêu cầu đối với GV trong việc đổi mới ppdh:
- Bám sát chuẩn KT-KN để thiết kế bài giảng: Mục tiêu của bài giảng là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN. Dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sgk, việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học với đặc điểm và trình độ hs, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho hs được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của hs, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho hs, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn hs thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn sử dụng các TBDH; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn hs có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tú
Dung lượng: 102,00KB|
Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)