Đề thi GVDG cấp huyện môn Tin học (có đáp án) năm học 2013-2014 (Phòng GD-ĐT An Lão-Bình Định)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tương | Ngày 16/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề thi GVDG cấp huyện môn Tin học (có đáp án) năm học 2013-2014 (Phòng GD-ĐT An Lão-Bình Định) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT AN LÃO
TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC: 2013-2014

BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC
MÔN THI: TIN HỌC


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề


Câu 1 (2.0 điểm): Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ? Nêu tóm tắt yêu cầu của các bước ?
Câu 2 (2.0 điểm).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thầy (cô) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ? (0.5 điểm)
Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Thầy (Cô) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ? (1.5 điểm)
Câu 3 (3.0 điểm). Cho bảng dữ liệu sau:


Yêu cầu: 1/ Thầy (Cô ) hãy viết công thức để tính giá trị cho các cột đánh dấu hỏi (?)
* Tính tổng điểm như sau:
Nếu học sinh có hạnh kiểm loại Yếu (Y): Tổng điểm = Toán + Tin - 1
Các loại hạnh kiểm khác giữ nguyên tổng điểm.
* Căn cứ vào tổng điểm để xếp loại học sinh như sau:
- Dưới 10: Kém
- Từ 10 đến 13.9: trung bình
- Từ 14 đến 16.9: Khá
- Từ 17 đến 18.9: Giỏi
- Từ 19 trở lên: Xuất sắc
2/ Trình bày cách sắp xếp lại bảng dữ liệu trên theo Tổng điểm giảm dần.
Câu 4 (3.0 điểm):
1. Thầy (Cô) hãy dùng phương pháp liệt lê từng bước để mô tả thuật toán và viết chương trình Pascal tìm tổng sau:
+ với mọi n =1, 2, 3,…
2. Thầy (Cô) hãy nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm và mô tả thuật toán trên.


-------------- Hết -----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: TIN HỌC
---------------------------

Câu 1: (2.0 đ) Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra:
1. Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra
2. Căn cứ vào chuẩn KT-KN
3. Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra:
1. Đề kiểm tra tự luận;
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc:
1. Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;
2. Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - cần đảm bảo các yêu cầu:
1. Nội dung: khoa học và chính xác;
2. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
3. Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:
B1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
B2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,
B3. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
* (Nêu được tên 6 bước, mỗi bước 0.2 điểm. = 1.2 đ
Nêu được nội dung mỗi bước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tương
Dung lượng: 173,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)