đề thi giữa kì văn 6 kì II

Chia sẻ bởi Trần Mỹ Phúc | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: đề thi giữa kì văn 6 kì II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAIĐỀ THI NGỮ VĂN GIỮA HKII LỚP 6
TRƯỜNG THCS GIÁP BÁT NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: tháng 2 năm 2017
Trắc nghiệm: (2 đ)Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Ai là nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
Người em gái ;
Người em gái và người anh trai ;
Bé Quỳnh ;
Người anh trai.
Câu 2: Vì sao người anh trai thấy xấu hổ khi em gái vẽ mình trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
Em gái vẽ mình xấu quá ;
Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường ;
Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ;
CảA,B,C.
Câu 3: Đoạn trích Vượt Thác được trích từ tác phẩm nào?
Đất Quảng Nam ;
Quê hương ;
Tuyển tập Võ Quảng ;
Quê nội.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương?
Dũng cảm
Trong sáng hồn nhiên, nhân hậu
Có tài hội họa.
Cần cù .
Câu 5: Chi tiết “Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn” thuộc đoạn nào?
Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng đồng bằng ;
Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng có nhiều thác nước ;
Đoạn miêu tả cảnh sông chảy quanh núi cao sừng sững ;
Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng tương đống bằng phẳng.
Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 6, 7, 8.
+ Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
+ Trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+ Dượng Hương Thu như một pho tượng đồng đúc.
+ Dượng Hương Thu giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 6: Có bao nhiêu so sánh trong các câu văn trên ?
3
4
5
6
Câu 7: Các so sánh trong các câu trên có cùng loại không ?

Không
Câu 8: Tác dụng của phép so sánh trong các câu văn trên là gì ?
Gợi hình, gợi cảm, miêu tả sự thật, sự việc cụ thể, sinh động ;
Chỉ có tác dụng làm rõ hình thức bên ngoài của đối tượng được miêu tả ;
Làm cho câu văn trở nên đưa đẩy và bóng bẩy .
Không có tác dụng gợi cảm.
I,Tự luận (8đ):
Câu 1: (2đ)
a) Nhân hóa là gì?
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác"
(Vượt Thác - Võ Quảng)

Câu 2: (6đ) Tả về người thân yêu và gần gũi nhất với mình
= = = = = = Chúc các em làm bài tốt = = = = =









PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀTHI KÌ I
TRƯỜNG THCS GIÁP BÁT MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra : /2 /2017
Phần trắc nghiệm (2đ)
Mỗi câu đúng 0.25 đ

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
D
C
D
A,D
C
C
A
A


Tự luận (8đ)
Câu 1 (2đ)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậy,… bằng những từ ngữ vốn được dung để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giời loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.(0,5 đ)
Câu có sử dụng nhân hóa :Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.(0,5 đ)
->Tác dụng làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm hào hứng , phấn chấn ,mạnh mẽcủa con người khi vượt qua nhiều thác ghềnh nguy hiểm đưa con thuyền tiến về phía trước .(1,0 đ)
Câu 2 (6đ) Tả về người thân yêu và gần gũi nhất với mình
* Yêu cầu :
Tả về hình dáng, trang phục, việc làm . lời nói , thái độ cư xử đối với mọi người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mỹ Phúc
Dung lượng: 24,85KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)