ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 VĂN 9
Chia sẻ bởi Phạm Thị Tho |
Ngày 11/10/2018 |
78
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.
……………….Hết………………
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN 9
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
- Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)
- Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Phương lược: Phương hướng chiến lược
Câu 3: (1.0 điểm)
- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)
- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm)
- Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 – 7 câu.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: (1.0 điểm)
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng...
Câu 2: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết hợp linh hoạt với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Đặc biệt, học sinh cần dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân”, nhập vai Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới - kể theo ngôi thứ nhất.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày: (3.5 điểm)
Học sinh có thể kể theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
* Thúy Kiều giới thiệu đôi nét bản thân và buổi du xuân của ba chị em trong tiết Thanh minh. (0,25 điểm)
* Kể về việc đi chơi trong buổi sáng mùa xuân, kết hợp miêu
TIỀN HẢI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”- Ngô gia văn phái)
Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 2: (5,0 điểm)
Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.
……………….Hết………………
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN 9
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
- Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)
- Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
Phương lược: Phương hướng chiến lược
Câu 3: (1.0 điểm)
- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)
- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: (1.0 điểm)
- Viết đúng một đoạn văn, đảm bảo số lượng từ 5 – 7 câu.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
2. Yêu cầu về nội dung: (1.0 điểm)
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: Là một vị vua yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt - sáng suốt trong việc dùng người, có ý chí quyết chiến quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng...
Câu 2: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự, kết hợp linh hoạt với yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Đặc biệt, học sinh cần dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân”, nhập vai Thúy Kiều để kể lại câu chuyện theo ngôi kể mới - kể theo ngôi thứ nhất.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Nội dung trình bày: (3.5 điểm)
Học sinh có thể kể theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
* Thúy Kiều giới thiệu đôi nét bản thân và buổi du xuân của ba chị em trong tiết Thanh minh. (0,25 điểm)
* Kể về việc đi chơi trong buổi sáng mùa xuân, kết hợp miêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Tho
Dung lượng: 63,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)