ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Loan | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU Năm học : 2011-2012


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (2 điểm)
Biết cách viết đoạn văn.Nội dung đoạn văn phù hợp với lời trích dẫn (1điểm)
Biết cách viết lời dẫn trực tiếp.Sử dụng đúng các dấu hai chấm,dấu ngoặc kép. (1điểm)
Tổ chấm thào luận thống nhất biểu điểm chi tiết.
Câu 2: (3 điểm)
1.Yêu cầu:
1.1 Về hình thức:
-.Diễn đạt trôi chảy,rõ ý ,không mắc lỗi.
- Biết cách viết đoạn văn.
1.2 Về nội dung:
Học sinh có thể trình bày những cảm nhận khác nhau về đoạn thơ.Song bài viết phải tập trung vào mấy ý chính sau:
Đây là đoạn kết của bài thơ. Ba hình ảnh gắn kết nhau:người lính,khẩu sung và vầng trăng đã tạo nên một bức tranh đẹp về tình đồng chí,đồng đội,là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
Đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân,phục kích của chính tác giả.Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng,được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú.Súng và trăng là gần và xa, chất lãng mạn và hiện thực,chất chiến đấu và chất trữ tình,chiến sĩ và thi sĩ,chiến trang và hòa bình…
2.Biểu điểm:
-Điểm 3: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu trên.Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
-Điểm 2: Nêu được những cảm nhận nhưng chưa sâu sắc. Biết cách viết đoạn văn nhưng còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-1 điểm: Hiểu được nội dung đoạn thơ,có nêu được vài cảm nhận nhưng còn chung chung.Diễn đạt yếu.
Câu 3: (5điểm)
1.Yêu cầu cần đạt chung:
Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả,biểu cảm,nghị luận.Câu chuyện được kể lại là một câu chuyện thực sự gây xúc động và ám ảnh người viết.Người viết phải có cảm xúc chân thực(cảm xúc buồn,đau khổ,hối hận…).Yếu tố miêu tả được sử dụng trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật (Nhân vật mắc lỗi và tâm trạng của người mà bản thân mắc lỗi). Bài viết có suy nghĩ về lỗi lầm,về con người, về cuộc đời…)
Bài viết trong sáng,dung từ,đặt câu chính xác,chữ viết rõ ràng ,sạch sẽ,đùng chính tả.
2.Nội dung: Dàn bài gợi ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu lỗi lầm mà em đã gây ra
b/ Thân bài: kể lại câu chuyện:
Lỗi lầm đó có lien quan đến ai? Xảy ra lúc nào? Ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
Diến biến câu chuyện thế nào? Kết thúc ra sao?
Tâm trạng sau khi mắc lỗi?
c/ Kết bài: Suy ngẫm của bản thân về lỗi lầm sai phạm?
3.Hình thức:
- Bài viết có đủ 3 phần: Mở bài,thân bài và kết bài.
- Diến đạt trôi chảy,rõ ý. Biết kết hợp giữa ngôn ngữ kể chuyện và sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm một cách có hiệu quả.Chữ viết rõ rang.Trình bày sạch đẹp. Không mắc lỗi chính tả,dùng từ,đặt câu.
4. Biểu điểm:
+ Hình thức: 1 điểm: bố cục,văn phong,diễn đạt,chữ viết,trình bày.
+ Nội dung: 4 điểm:mở bài : 0,5 điểm; thân bài: 3 điểm; kết bài:0,5 điểm.
Ghi chú:
+ Phần nội dung nêu trên chỉ là những gợi ý,tổ chấm thảo luận thống nhất nội dung và biểu điểm chi tiết.
+ Tuy biểu điểm có phân chia cụ thể nhưng khi chấm,giáo viên cần đánh giá một cách tổng hợp cả nội dung lần hình thức trình bày bài viết của học sinh.Cần khuyến khích những học sinh có cách làm bài sáng tạo,độc đáo.
****
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Loan
Dung lượng: 10,47KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)