Đề thi giữa học kì 2

Chia sẻ bởi Lã Văn Lĩnh | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đề thi giữa học kì 2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA chất lượng giữa KÌ II


 Năm học 2010-2011


Môn: Ngữ văn - lớp 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)




Câu 1: (1đ)
Chép lại chính xác bản dịch thơ bài thơ ”Đi đường” của Hồ Chí Minh.
Câu 2: (2đ)
Những nét chung được thể hiện trong các văn bản: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Nước đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
Câu 3: (1đ)
Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương- Tế Hanh)
Câu 4 :(6đ)
Trình bày các luận điểm trong bài "Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, từ đó nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.


.....................................Hết.........................................












UBND HUYỆN SƠN ĐỘNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA giữa HỌC KÌ II

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Năm học 2010-2011


Môn: Ngữ văn - lớp 8
Hướng dẫn - thang điểm có 02 trang


câu
đáp án
điểm

Câu 1

(1đ)

HS chép đúng bản dịch thơ bài thơ Đi đường:
đi đường
“Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
(Hồ Chí Minh)




Câu 2
(2 đ)
* Nét chung:
-Là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với các sự kiện trọng đại trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
-Cả 3 tác giả đều là những nhân vật lịch chói ngời tuổi tên...
-Cả 3 tác phẩm đều là kết tinh của tinh thần yêu nước, ý chí của cả dân tộc trong những thời đại oanh liệt.
-Cả 3 TP đều nêu bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng định nền độc lập của dân tộc...

0,


0,
0,

0,

Câu 3
(1đ)
*ra phép tu từ: Nhân hoá và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
* Phân tích:
-Nhân hoá:Con thuyền được nhân hóa như một con người có tâm hồn và những cảm xúc sâu lắng...
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ “nghe”, tác giả cảm thấy con thuyền như đang lắng nghe “chất muối”- hương vị mặn mòi của biển như đang “thấm dần trong thớ vỏ” của chính mình. Hình ảnh tĩnh nhưng thực ra nó vẫn đang chuyển động. Vì vậy hình ảnh con thuyền vốn vô tri bỗng trở nên rắn rỏi, từng trải và có hồn hơn...
0,

0,

Câu 4
(6 đ)

*Yêu cầu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
a. Mở bài:
Giới thiệu La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp và bài tấu Bàn luận về phép học gửi lên vua Quang Trung của ông.
b.Thân bài:
*Tóm tắt những luận điểm trong bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp:
-Mục đích chân chính của việc học: Học là để làm người.
-Phê phán những quan điểm sai trái trong học tập: Lối học hình thức mà mục đích là cầu danh lợi
-Khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp: Học cơ bản, học từ thấp tới cao, đặc biệt học phải đi đôi với hành..
*Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành: (Kết hợp nghị luận)
-Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau.
-Học là lĩnh hội tri thức để áp dụng vào thực tế.
-Kết hợp học và hành, khô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lã Văn Lĩnh
Dung lượng: 69,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)