đề thi giao lưu huyên
Chia sẻ bởi Nguyễn Doãn Hưng |
Ngày 11/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: đề thi giao lưu huyên thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD& ĐT QUỐC OAI
Trường THCS Ngọc Liệp
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10Điểm)
Câu1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
(Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp…
ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu2 (2 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu3 (2 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (...)
(Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu4 (2 điểm)
Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết :
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già …
Và kết thúc bài thơ , tác giả viết :
“ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa …”
Đó là kiểu bố cục gì ?
Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?
Câu5 (2 điểm)
Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :
Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ? (0,5 điểm)
b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1,5 điểm)
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN (10Điểm)
Câu1. ( 2,5 điểm)
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau.
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà
Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
( “Mẹ” - Phạm Ngọc Cảnh)
Câu2. ( 7,5 điểm)
Có ý kiến cho rằng : " Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn , trăn trở của tác giả về số phận con người"
Dựa vào hai văn bản : Lão Hạc ( Nam
Trường THCS Ngọc Liệp
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10Điểm)
Câu1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau :
“Xưa nay người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế, thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn ; mất thời không thế, thì trở mạnh ra yếu, đổi yên làm nguy, chỉ ở trong khoảng trở bàn tay thôi. Nay các người không rõ thời thế, chỉ giả dối quen thân há chẳng phải là dạng thất phu đớn hèn, sao đủ nói chuyện việc binh được”.
(Nguyễn Trãi)
Có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày diễn dịch. Lại có bạn cho rằng đoạn văn trên được kết cấu theo kiểu trình bày quy nạp. Và cũng có ý kiến cho rằng đây là đoạn được kết cấu theo kiểu trình bày tổng – phân – hợp…
ý kiến của em thế nào ? Hãy lí giải.
Câu2 (2 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu3 (2 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây (chú ý các từ in đậm), theo em có thể thay các từ quên bằng không, chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
(...) Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (...)
(Trích “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai, tr.57)
Câu4 (2 điểm)
Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết :
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già …
Và kết thúc bài thơ , tác giả viết :
“ Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa …”
Đó là kiểu bố cục gì ?
Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ?
Câu5 (2 điểm)
Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :
Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
a.Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ? (0,5 điểm)
b. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ? Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1,5 điểm)
B. PHẦN TẬP LÀM VĂN (10Điểm)
Câu1. ( 2,5 điểm)
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau.
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà
Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
( “Mẹ” - Phạm Ngọc Cảnh)
Câu2. ( 7,5 điểm)
Có ý kiến cho rằng : " Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn , trăn trở của tác giả về số phận con người"
Dựa vào hai văn bản : Lão Hạc ( Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Doãn Hưng
Dung lượng: 67,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)