ĐỀ THI ĐỌC THẦM LỚP 2 KỲ II( HAY)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Giang | Ngày 09/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI ĐỌC THẦM LỚP 2 KỲ II( HAY) thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:

Trường TH Nguyễn Bá Ngọc KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II
Lớp: 4 / Năm học 2012-2013
Họ và tên:…………………….. Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 - Thời gian: 25 phút
Ngày kiểm tra……….......Ngày trả bài ……….......
Điểm




 Nhận xét của giáo viên

Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau :
Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Một nhà văn từng nói : “Con người là động vật duy nhất biết cười.”
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói : ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
Theo Báo Giáo Dục và Thời Đại
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ?
Vì con người cảm thấy yêu đời, lạc quan.
Vì con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
c. Vì khi cười người ta có cảm giác được thư giãn, sảng khoái, các cơ trong cơ thể con người được giãn ra.
d. Vì khi cười, tốc độ thở của con người được tăng lên, các cơ mặt được thư giãn, não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
Câu 2. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
a. Để bệnh nhân không căng thẳng.
b. Để bệnh nhân tin tưởng là bệnh của mình sẽ chóng khỏi.
c. Để rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Em rút ra được điều gì qua bài này ?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Câu 4. Tìm trong bài một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu đó.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:
a/ Lan phấn đấu học giỏi. ………………………………………………………………………………………………………
b/ Thành đi đá bóng. ……………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Xếp các từ ghép sau thành ba nhóm: từ láy, từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp: vui lòng, vui vẻ, vui tươi, vui chơi, vui vui, vui tai, chia vui, vui thích.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7. Thêm từ trạng ngữ chỉ mục đích vào câu sau:
Chúng ta hãy cười thật nhiều.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


















PHÒNG GD-ĐT TP ĐÔNG HÀ
TRUỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Thời gian: 90 phút

Họ và tên học sinh:...........................................................................Lớp ....................

Câu 1: (1 điểm) Chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm thích hợp.
(tiêu hao, tiêu thu, tiêu dùng)
Loại xe ấy .........................................nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của

người .............................................nên rất khó ..............................................
Câu 2: (1 điểm) Tìm và gạch chân dưới các tính từ có trong câu văn sau:
Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà,

lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Câu 3: (1 điểm) Tìm và gạch chân dưới các vị ngữ của từng câu kể Ai thế nào? Trong các câu dưới dây:
Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần . Càng lên cao, trăng

càng trong và nhẹ bỗng

Câu 4: (1 điểm) Xác định trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a/ Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông các sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn

hổ rình xem hát này, con người phải giàu thông minh và nghị lực.

b/ Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết

rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hương Giang
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)