ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN VĂN TUYỂN SINH VÀO 10 (NA HANG)
Chia sẻ bởi Lục Văn Quyết |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN VĂN TUYỂN SINH VÀO 10 (NA HANG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN NA HANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy. (0,5 điểm).
Câu 2. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. (1 điểm).
Câu 3. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ "bảy mươi chín mùa xuân" có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm).
Câu 4. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2 điểm).
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
--- Hết ---
UBND HUYỆN NA HANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đáp án này có 03 trang)
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm).
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
Câu 2. (1 điểm).
- Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng (0,25 điểm)
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ (0,75 điểm)
Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta.
Câu 3. (0,5 điểm).
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của cụm từ " bảy mươi chín mùa xuân" được hiểu là 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Câu 4. (2 điểm).
1. Về hình thức:
- HS viết được đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về khổ thơ, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Đoạn văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
2. Về nội dung: HS có thể có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo những nội dung chính như sau:
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ (1 điểm):
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.
- Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
Phần II: Làm văn (6 điểm)
1. Về hình thức:
- HS viết được bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần: mở bài, thân đoạn, kết bài.
- Bài văn viết mạch lạc, có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy. (0,5 điểm).
Câu 2. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. (1 điểm).
Câu 3. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ "bảy mươi chín mùa xuân" có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm).
Câu 4. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. (2 điểm).
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
--- Hết ---
UBND HUYỆN NA HANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đáp án này có 03 trang)
Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm).
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
Câu 2. (1 điểm).
- Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng (0,25 điểm)
- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ (0,75 điểm)
Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta.
Câu 3. (0,5 điểm).
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của cụm từ " bảy mươi chín mùa xuân" được hiểu là 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Câu 4. (2 điểm).
1. Về hình thức:
- HS viết được đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về khổ thơ, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Đoạn văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
2. Về nội dung: HS có thể có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo những nội dung chính như sau:
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.
b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ (1 điểm):
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.
- Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
Phần II: Làm văn (6 điểm)
1. Về hình thức:
- HS viết được bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần: mở bài, thân đoạn, kết bài.
- Bài văn viết mạch lạc, có cảm xúc không mắc lỗi diễn đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lục Văn Quyết
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)