DE THI DE NGHI HKI 09-10 SINH 7

Chia sẻ bởi Đặng Tấn Trung | Ngày 15/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: DE THI DE NGHI HKI 09-10 SINH 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT BÌNH MINH ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3điểm ) Học sinh đánh dấu ( X ) vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm chỉ có ở động vật không có ở thực vật:
A. Lớn lên và sinh sản B. Cấu tạo từ tế bào
C. Có hệ thần kinh và giác quan D. Tự tổng hợp chất hữu cơ
Câu 2: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
A. Tự dưỡng, có diệp lục, có nhân. B. Tự dưỡng, có diệp lục, có lục lạp,có ti thể.
C. Tự dưỡng, dị dưỡng, có diệp lục,có nhân D. Tự dưỡng, có roi, có lục lạp, có ti thể
Câu 3: Các đặc điểm trùng roi khác thực vật là
A. Tự dưỡng, có diệp lục, ti thể B. Tự dưỡng, có diệp lục, ti thể,có lục lạp.
C. Dị dưỡng, có roi, có khả năng di chuyển D. Tự dưỡng, dị dưỡng, có diệp lục, ti thể
Câu 4: Nhờ đâu mà trùng roi xanh có màu xanh lá cây:
A. Sắc tố ở màng cơ thế B. Màu của các hạt diệp lục
C. Sự trong suốt của màng cơ thể D. Màu sắc của điểm mắt
Câu 5: Bệnh sốt rét hay có ở miền núi là vì:
A. Mật độ dân cư thưa B. Xa các trung tâm y tế.
C. Có nhiều vùng lầy,nhiều cây cối rậm rạp… D. Thiếu điều kiện chữa trị.
Câu 6: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức:
A. Cơ thể đối xứng 2 bên B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
C. Bơi rất nhanh trong nước. D. Thành cơ thể có 3 lớp: Ngoài – Giữa – Trong.
Câu 7: Cành san hô dùng để trang trí là bộ phận
A. Thịt san hô B. Khung xương bằng đá vôi san hô
C. Lớp ngoài và lớp trong san hô D. Vỏ san hô
Câu 8: Tế bào gai của thủy tức có vai trò:
A. Tham gia vào di chuyển cơ thể B. Là cơ quan sinh sản
C. Tự vệ, tấn công, bắt mồi D. Tham gia vào di chuyển và sinh sản.
Câu 9: Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Giun tròn là:
A.Cơ thể không phân đốt,đối xứng hai bên B.Cơ thể phân đốt,cơ quan tiêu hoá phát triển
C. Cơ thể không phân đốt có dạng hình trụ tròn D. Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên.
Câu 10: Khi bị ngập nước giun đất chui lên mặt đất vì
A.Ngôi lên để hô hấp B.Hang của giun bị ngập không có nơi ở
C.Hang bị sụt lở,giun ngôi lên tìm nơi ở mới D.Ngôi lên để tìm thức ăn.
Câu 11: Người nhiễm giun kim sẽ bị:
A. Bệnh mất ngủ B.Có khi rối loạn hệ thần kinh
C.Vêm ruột thừa D.Bị mất ngủ,viêm ruột thừa, rối loạn hệ thần kinh
Câu 12: Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng vì:
A. Xác định đai sinh dục B. Xác định lỗ miệng
C. Mổ động vật nguyên sinh phải mổ từ mặt lưng D. Mổ động vật nguyên sinh phải mổ từ mặt bụng
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7đ )
Câu 1: Nêu 4 đại diện của ngành Giun? ( 1đ )
Câu 2: Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn? ( 2đ )
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, đời sống và cách dinh dưỡng của trùng roi? ( 2đ )
Câu 4: Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?(2đ)
ĐÁP ÁN:
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 3điểm )

1
2
3
4
5
6
7
8
9

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Tấn Trung
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)