Đề thi+Đápán Văn9 HK2 –PGDHT.Bắc

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề thi+Đápán Văn9 HK2 –PGDHT.Bắc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006 – 2007
Trường: ........................................................ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 9
Lớp: ............................................................. Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ................................................... (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

Điểm: ĐỀ 1


I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào?
Tày.
Nùng.
Thái.
Chăm.

Câu 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:
Đồng chí.
Đoàn thuyền đánh cá.
Ánh trăng.
Ngắm trăng.

Câu 3: Truyện nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam?
Làng.
Cố hương.
Chiếc lược ngà.
Bến quê.

Câu 4: Truyện thức tỉnh mọi người trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị của quê hương và gia đình là nội dung của truyện nào?
Bố của Xi-mông.
Những ngôi sao xa xôi.
Cố hương.
Bến quê.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:
“Sương chùng chình qua ngõ
......................... thu đã về”
Dường như
Hình như
Tưởng như
Giống như

Câu 6: Vì sao văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm được gọi là văn bản nghị luận?
Vì được trình bày theo hệ thống sự việc.
Vì được trình bày theo hệ thống bố cục.
Vì được trình bày theo hệ thống luận điểm.
Vì được trình bày theo hệ thống dẫn chứng.

Câu 7: “Hàng tre” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mang ý nghĩa biểu tượng gì?
Hình ảnh đẹp quanh lăng Bác.
Hình ảnh đẹp của vị lãnh tụ .
Con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp.
Tình yêu dân tộc Việt dành cho Bác.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng về văn bản “Con cò” của Chế Lan Viên?
Kể chuyện về con cò trong cuộc sống.
Miêu tả con cò trên đồng ruộng.
Bàn luận tác dụng của con cò trong đời sống lao động.
Mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm.

Câu 9: Nhận định gì về thể thơ của bài thơ “Nói với con” của Y Phương?
Tự do.
Bảy chữ.
Tám chữ.
Lục bát.

Câu 10: Từ nào sau đây là từ địa phương Bình Thuận hay dùng?
Bảo.
Nói.
Gọi.
Kêu.

Câu 11: Thành phần biệt lập của câu là gì?
Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.
Bộ phân tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,... được nói tới trong câu.
Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.

Câu 12: Đoạn văn “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.” được liên kết trong trường hợp nào?
Phép lặp.
Phép trái nghĩa.
Phép thế.
Phép nối.

Câu 13: Hàm ý trong câu “Cơm chín rồi!” (“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng) là gì?
Hỏi ông Sáu có ăn cơm cùng không.
Gọi ông Sáu vào ăn cơm.
Thông báo đã dọn cơm xong rồi.
Trách ông Sáu không vào ăn cơm.

Câu 14: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.

Câu 15: Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày nhận xét, đánh giá về:
Nhân vật của một tác phẩm.
Chủ đề của một tác phẩm.
Nghệ thuật của một tác phẩm.
Cả a, b, c đều đúng.

Câu 16: Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) được sử dụng thành phần biệt lập nào?
Cảm thán.
Gọi – đáp.
Phụ chú.
Tình thái.

II. Phần tự luận: (6 điểm)
Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)