Đề thi + Đáp án Văn 8 HK2 –PGD H.T.Bắc

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề thi + Đáp án Văn 8 HK2 –PGD H.T.Bắc thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GIÁO DỤC HÀM THUẬN BẮC KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường: ........................................................ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Lớp: ............................................................. Thời gian: 90 phút
Họ và tên: ................................................... (Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy này)

Điểm: ĐỀ 1


I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Văn bản nào sau đây có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập?
Chiếu dời đô.
Hịch tướng sĩ.
Nước Đại Việt ta.
Bàn luận về phép học.

Câu 2: Sinh năm 1723, mất năm 1804, tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử. Ông là ai?
Nguyễn Thiếp.
Nguyễn Trãi.
Lí Công Uẩn.
Trần Quốc Tuấn.

Câu 3: Đoạn trích “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tự sự.
Miêu tả.
Biểu cảm.
Nghị luận.

Câu 4: Tác giả của văn bản “Đi bộ ngao du” là người nước nào?
Anh.
Pháp.
Mĩ.
Nga.

Câu 5: Bản dịch của bài thơ “Đi đường” thuộc thể thơ gì?
Lục bát.
Thất ngôn tứ tuyệt.
Song thất lục bát.
Thất ngôn bát cú.

Câu 6: Giọng điệu chủ yếu được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” là gì?
Châm biếm, mỉa mai, đả kích.
Thiết tha, trìu mến.
Vui đùa, dí dỏm.
Buồn thương.

Câu 7: : “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được sáng tác bằng chữ gì?
Chữ Hán.
Chữ Nôm.
Chữ quốc ngữ.
Chữ Pháp.

Câu 8: Văn bản “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi được viết theo thể loại nào?
Hịch.
Cáo.
Chiếu.
Tấu.
Câu 9: Sự giống nhau giữa hai tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” và “Hịch tướng sĩ” là gì?
Đều ban bố mệnh lệnh của vua.
Đều phê phán những người dân vô trách nhiệm khi Tổ quốc lâm nguy.
Đều dùng văn biền ngẫu.
Đều công bố cho mọi người biết ý chí quyết thắng của quân dân ta đối với giặc ngoại xâm.

Câu 10: Những bài thơ như: “Nhớ rừng”, “Quê hương” xuất hiện trong phong trào “thơ mới”, đó là vào khoảng thời gian nào?
Cuối thế kỷ XIX.
Ba mươi năm đầu thế kỷ XX.
Từ năm 1930 – 1945.
Sau năm 1945.

Câu 11: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào không dùng để hỏi?
Bố đi làm chưa ạ?
Bố đi đâu hả mẹ?
Bao giờ bố đi Hà Nội?
Bố biết làm sao bây giờ?

Câu 12: Câu “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” là câu gì?
Câu trần thuật.
Câu nghi vấn.
Câu cảm thán.
Câu cầu khiến.

Câu 13: Để giữ lịch sự trong giao tiếp, người tham gia hội thoại nên làm gì?
Tranh lượt lời của người khác.
Chêm vào lượt lời của người khác.
Cất lời của người khác.
Tôn trọng lượt lời của người khác.

Câu 14: Các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng như thế nào?
Tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc).
Thể hiện sinh động, cụ thể vấn đề nghị luận.
Giải thích rõ ràng hơn vấn đề.
Cả a, b, c đều sai.

Câu 15: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)
Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)
Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Câu 16: Một người cha là giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty đó về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì?
Quan hệ gia đình.
Quan hệ tuổi tác.
Quan hệ chức vụ xã hội.
Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.


Họ và tên: ............................................. Lớp: ......... Tờ 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: 107,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)