đề thi đáp án môn sử lớp 9 hkII 2011-2012
Chia sẻ bởi Nguyển Văn Ty |
Ngày 16/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: đề thi đáp án môn sử lớp 9 hkII 2011-2012 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài : 45 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (3 điểm)
Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?
Câu 2: (3 điểm)
- Quân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1967)?
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam có những điểm gì giống và khác nhau.
Câu 3: (3 điểm)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký vào ngày, tháng, năm nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.
Câu 4: (1 điểm) Lịch sử địa phương
Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964-1973?
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 – HKII – NH 2011 - 2012
Câu 1: Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) (3 điểm)
+ Hoàn cảnh: (1 điểm)
1957-1959 Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thực hiện đạo luật “10-59” giết hại người vô tội.
Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 xác định con đường cơ bản của CM miền Nam: Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu kết hợp lực lượng vũ trang.
+ Diễn biến: (1 điểm)
Từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thanh, Bình Định, Bác Ái, Ninh Thuận, Trà Bồng, Quảng Ngãi lan rộng khắp miền Nam, tiêu biểu ở Bến Tre.
17/1/1960 nhân dân các xã thuộc huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre phá vỡ từng mảng bộ máy cai trị của địch ở thôn, xã. Ủy ban nhân dân tự quản thành lập, tịch thu ruộng đất địa chủ chia cho dân cày.
“Đồng Khởi” lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung bộ.
+ Kết quả – Ý nghĩa: (1 điểm)
Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Câu 2: Nhân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1967). (3 điểm)
Mở đầu là thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi) 8/1965 ( mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. (0,5 điểm)
Đánh bại 2 cuộc phản công mùa khô của Mĩ 1965-1966 và 1966-1967. (0,5 điểm)
Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra từ thành thị đến nông thôn. (0,5 điểm)
Phá vỡ nhiều “ấp chiến lược”, vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao. (0,5 điểm)
* Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” giống và khác nhau (1 điểm)
Giống:
Đều là chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc.
Khác:
Học sinh nêu được lực lượng tham gia chiến tranh, vai trò của Mỹ, quy mô chiến tranh
Câu 3: Hiệp định Pari năm 1973 (3 điểm)
Hiệp định ký: 27/1/1973 tại Pari .
Hoa Kỳ và các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngừng bắn ở miền Nam, chấm dứt hoạt động quân sự phá hoại miền Bắc.
Mĩ rút hết quân về nước, không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam.
Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.
(học sinh viết đủ 5 ý thì được 2 điểm)
+ Ý nghĩa: (1 điểm)
Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Mĩ rút quân, tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài : 45 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (3 điểm)
Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?
Câu 2: (3 điểm)
- Quân dân miền Nam đã giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1967)?
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam có những điểm gì giống và khác nhau.
Câu 3: (3 điểm)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký vào ngày, tháng, năm nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.
Câu 4: (1 điểm) Lịch sử địa phương
Nêu một số chiến công của lực lượng đặc công và biệt động thành Sài Gòn trong thời gian 1964-1973?
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN TÂN BÌNH
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 – HKII – NH 2011 - 2012
Câu 1: Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) (3 điểm)
+ Hoàn cảnh: (1 điểm)
1957-1959 Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thực hiện đạo luật “10-59” giết hại người vô tội.
Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 xác định con đường cơ bản của CM miền Nam: Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu kết hợp lực lượng vũ trang.
+ Diễn biến: (1 điểm)
Từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thanh, Bình Định, Bác Ái, Ninh Thuận, Trà Bồng, Quảng Ngãi lan rộng khắp miền Nam, tiêu biểu ở Bến Tre.
17/1/1960 nhân dân các xã thuộc huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre phá vỡ từng mảng bộ máy cai trị của địch ở thôn, xã. Ủy ban nhân dân tự quản thành lập, tịch thu ruộng đất địa chủ chia cho dân cày.
“Đồng Khởi” lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung bộ.
+ Kết quả – Ý nghĩa: (1 điểm)
Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
Câu 2: Nhân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1967). (3 điểm)
Mở đầu là thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi) 8/1965 ( mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. (0,5 điểm)
Đánh bại 2 cuộc phản công mùa khô của Mĩ 1965-1966 và 1966-1967. (0,5 điểm)
Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra từ thành thị đến nông thôn. (0,5 điểm)
Phá vỡ nhiều “ấp chiến lược”, vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được nâng cao. (0,5 điểm)
* Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” giống và khác nhau (1 điểm)
Giống:
Đều là chiến tranh thực dân mới, nhằm xâm lược và thống trị miền Nam, phá hoại miền Bắc.
Khác:
Học sinh nêu được lực lượng tham gia chiến tranh, vai trò của Mỹ, quy mô chiến tranh
Câu 3: Hiệp định Pari năm 1973 (3 điểm)
Hiệp định ký: 27/1/1973 tại Pari .
Hoa Kỳ và các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngừng bắn ở miền Nam, chấm dứt hoạt động quân sự phá hoại miền Bắc.
Mĩ rút hết quân về nước, không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam.
Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.
(học sinh viết đủ 5 ý thì được 2 điểm)
+ Ý nghĩa: (1 điểm)
Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Mĩ rút quân, tạo điều kiện thuận lợi cho ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyển Văn Ty
Dung lượng: 54,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)