ĐỀ THI, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Điệp |
Ngày 12/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn chấm bài thi
Bắc Giang chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Lớp 9
Kỳ thi ngày 01/4/2006
Môn thi : Ngữ văn (đề chính thức)
(Bản hướng dẫn có 02 trang)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) - HS trả lời đúng mỗi ý cho 1 điểm.
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
B
3
C
2
B
4
A
Phần II: Tự luận (16 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là: so sánh, nhân hoá và các tính từ chỉ màu sắc. (1 điểm)
- Hiệu quả diễn đạt: HS tập trung phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản sau:
+) Hình ảnh những giọt sương được so sánh “như giọt sữa”. Cách so sánh thật mới mẻ, sáng tạo thể hiện được vẻ đẹp ngọt ngào, tinh khiết của những giọt sương đêm. (0,5 điểm)
+) Tia nắng tía thì “nháy hoài trong ruộng lúa” một cách tinh nghịch, như đang reo vui cùng dòng người đi chợ tết. (0,5 điểm)
+) Dãy núi thì “uốn mình” trong chiếc áo the xanh và những quả đồi thì “thoa son” ửng hồng lên dưới ánh bình minh như làm duyên làm dáng. (0,5 điểm)
+) Những tính từ chỉ màu sắc: trắng, xanh, tía đã làm cho cảnh ban mai hiện lên thật rạng rỡ, lấp lánh sắc màu. (0,5 điểm)
Tất cả những biện pháp nghệ thuật trên đây được nhà thơ sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, làm cho cảnh núi đồi ở một vùng quê trung du trong buổi bình minh hiện lên thật sống động, vui tươi, gợi cảm, gợi tình. (1điểm)
Câu 2 (12 điểm):
A- Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
B- Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song, bài viết đảm bảo được các nội dung cơ bản dưới đây:
1- Mở bài: (2điểm)
- Có lời dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. (1 điểm)
- Nêu khái quát giá trị của bài thơ và dẫn lời nhận xét của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (1điểm)
2- Thân bài (8 điểm): Học sinh phân tích bài thơ để làm sáng tỏ sự cảm nhận tinh tế và những rung động của nhà thơ lúc thu sang.
a) Khổ thơ đầu (2,5 điểm): Cảnh mùa thu đến khá đột ngột và bất ngờ.
- Ban đầu, nhà thơ “bỗng” nhận thấy mùi hương ổi “phả vào trong gió se”. Từ “bỗng” diễn tả cảm giác ngỡ ngàng của tác giả khi bắt gặp mùi hương ổi bay trong làn gió se lạnh. Từ “phả” được nhà thơ sử dụng thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm
Bắc Giang chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Lớp 9
Kỳ thi ngày 01/4/2006
Môn thi : Ngữ văn (đề chính thức)
(Bản hướng dẫn có 02 trang)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) - HS trả lời đúng mỗi ý cho 1 điểm.
Câu hỏi
Đáp án
Câu hỏi
Đáp án
1
B
3
C
2
B
4
A
Phần II: Tự luận (16 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là: so sánh, nhân hoá và các tính từ chỉ màu sắc. (1 điểm)
- Hiệu quả diễn đạt: HS tập trung phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản sau:
+) Hình ảnh những giọt sương được so sánh “như giọt sữa”. Cách so sánh thật mới mẻ, sáng tạo thể hiện được vẻ đẹp ngọt ngào, tinh khiết của những giọt sương đêm. (0,5 điểm)
+) Tia nắng tía thì “nháy hoài trong ruộng lúa” một cách tinh nghịch, như đang reo vui cùng dòng người đi chợ tết. (0,5 điểm)
+) Dãy núi thì “uốn mình” trong chiếc áo the xanh và những quả đồi thì “thoa son” ửng hồng lên dưới ánh bình minh như làm duyên làm dáng. (0,5 điểm)
+) Những tính từ chỉ màu sắc: trắng, xanh, tía đã làm cho cảnh ban mai hiện lên thật rạng rỡ, lấp lánh sắc màu. (0,5 điểm)
Tất cả những biện pháp nghệ thuật trên đây được nhà thơ sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, làm cho cảnh núi đồi ở một vùng quê trung du trong buổi bình minh hiện lên thật sống động, vui tươi, gợi cảm, gợi tình. (1điểm)
Câu 2 (12 điểm):
A- Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
B- Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song, bài viết đảm bảo được các nội dung cơ bản dưới đây:
1- Mở bài: (2điểm)
- Có lời dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. (1 điểm)
- Nêu khái quát giá trị của bài thơ và dẫn lời nhận xét của tác giả Nguyễn Trọng Hoàn (1điểm)
2- Thân bài (8 điểm): Học sinh phân tích bài thơ để làm sáng tỏ sự cảm nhận tinh tế và những rung động của nhà thơ lúc thu sang.
a) Khổ thơ đầu (2,5 điểm): Cảnh mùa thu đến khá đột ngột và bất ngờ.
- Ban đầu, nhà thơ “bỗng” nhận thấy mùi hương ổi “phả vào trong gió se”. Từ “bỗng” diễn tả cảm giác ngỡ ngàng của tác giả khi bắt gặp mùi hương ổi bay trong làn gió se lạnh. Từ “phả” được nhà thơ sử dụng thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Mạnh Điệp
Dung lượng: 15,48KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)