Đề thi, đáp án HSG Văn 9 Huyện Cẩm Khê - PT
Chia sẻ bởi Đặng Minh Dự |
Ngày 12/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Đề thi, đáp án HSG Văn 9 Huyện Cẩm Khê - PT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM KHÊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1 (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
"Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu có tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nặng gớm, về nào...
[...] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này"..
a. Xác định những câu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ở đoạn văn trên.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa chúng trong đoạn văn này.
c. Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn.
Câu 2 (4 điểm): Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết: "Thiện căn ở tại lòng ta; chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Sau này Hồ Chí Minh cũng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Quan niệm của hai danh nhân văn hóa về chữ tâm- tài và tâm- đức ở hai thời đại khác nhau, có sự giống và khác nhau. Em hãy viết một bài văn ngắn nêu lên sự giống và khác nhau ở hai quan niệm trên.
Câu 3 (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................Số báo danh:................
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không gải thích gì thêm.
PHÒNG GD& ĐT CẨM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2012- 2013.
Câu 1 (4 điểm):
Nội dung
Điểm
a. Xác định câu:
1,5
* Các câu đối thoại:
- Sao bảo làng chợ Dầu có tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
0,5
* Các câu độc thoại:
- Hà, năng gớm, về nào...
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này
0,5
* Các câu độc thoại nội tâm:
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...
0,5
b. Phân biệt sự khác nhau:
1,5
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trong đoạn văn, 2 người hỏi đáp được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng.
0,5
- Độc thoại: Là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. Trong đoạn văn có 2 lời độc thoại của ông Hai nói với chính mình, không hướng vào đối tượng nào, trước lời nói có gạch đầu dòng.
0,5
- Độc thoại nội tâm: Là nhân vật nói với chính mình trong suy nghĩ, trong nội tâm không phát ra thành lời. Trong đoạn văn, lời độc thoại của ông Hai không có gạch đầu dòng.
0,5
c. Tác dụng:
1,0
- Thể hiện sâu sắc nỗi ám ảnh, tủi hổ, uất ức và tột cùng đau đớn của ông Hai khi nghe tin đồn làng mình theo Tây.
Câu 2 (4.0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng trình bày :
Bài viết không đủ các yếu tổ trên thì trừ theo thang điểm
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012- 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1 (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
"Có người hỏi:
- Sao bảo làng chợ Dầu có tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nặng gớm, về nào...
[...] Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này"..
a. Xác định những câu đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ở đoạn văn trên.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa chúng trong đoạn văn này.
c. Tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn văn.
Câu 2 (4 điểm): Trong truyện Kiều Nguyễn Du viết: "Thiện căn ở tại lòng ta; chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Sau này Hồ Chí Minh cũng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Quan niệm của hai danh nhân văn hóa về chữ tâm- tài và tâm- đức ở hai thời đại khác nhau, có sự giống và khác nhau. Em hãy viết một bài văn ngắn nêu lên sự giống và khác nhau ở hai quan niệm trên.
Câu 3 (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(Trích Ý nghĩa văn chương - SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, trang 61)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh:................................................Số báo danh:................
* Lưu ý: Cán bộ coi thi không gải thích gì thêm.
PHÒNG GD& ĐT CẨM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2012- 2013.
Câu 1 (4 điểm):
Nội dung
Điểm
a. Xác định câu:
1,5
* Các câu đối thoại:
- Sao bảo làng chợ Dầu có tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
0,5
* Các câu độc thoại:
- Hà, năng gớm, về nào...
- Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này
0,5
* Các câu độc thoại nội tâm:
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu...
0,5
b. Phân biệt sự khác nhau:
1,5
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trong đoạn văn, 2 người hỏi đáp được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng.
0,5
- Độc thoại: Là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. Trong đoạn văn có 2 lời độc thoại của ông Hai nói với chính mình, không hướng vào đối tượng nào, trước lời nói có gạch đầu dòng.
0,5
- Độc thoại nội tâm: Là nhân vật nói với chính mình trong suy nghĩ, trong nội tâm không phát ra thành lời. Trong đoạn văn, lời độc thoại của ông Hai không có gạch đầu dòng.
0,5
c. Tác dụng:
1,0
- Thể hiện sâu sắc nỗi ám ảnh, tủi hổ, uất ức và tột cùng đau đớn của ông Hai khi nghe tin đồn làng mình theo Tây.
Câu 2 (4.0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng trình bày :
Bài viết không đủ các yếu tổ trên thì trừ theo thang điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Minh Dự
Dung lượng: 86,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)