ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN NINH GIANG
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM
––––––––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian 90 phút
( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (1.5 điểm): Chép chính xác, nêu nội dung chính khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Câu 2 (1,5 điểm): Tóm tắt truyện Làng của nhà văn Kim Lân.
Câu 3 (2 điểm): Đọc kỹ 2 câu thơ sau:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
a. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào?
b. Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 4 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM:
Câu 1:
- Chép chính xác khổ thơ cuối. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh liên tưởng độc đáo. (0.5 điểm)
- Cảnh bình minh đẹp đẽ huy hoàng, con thuyền trở về với cá nặng đầy khoang, con người vui vẻ mãn nguyện từ biển khơi trở về … đồng thời thể hiện được không khí khẩn trương tranh thủ thời gian cống hiến của những con người làm chủ cuộc sống mới. (0,5 điểm)
Câu 2:
Nội dung tóm tắt cần đảm bảo những nội dung sau:
- Trong kháng chiến, ông Hai - người làng chợ Dầu, buộc phải dời làng.
(0,5 điểm)
- Ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ..
(0,25 điểm)
- Cái tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc được nghe từ một người tản cư đã khiến ông Hai luôn dằn vặt đau khổ vì ông vốn là người làng chợ Dầu...
(0,25 điểm)
- Không dám trò chuyện cïng ai, ông đành trò chuyện với đứa con út để tỏ tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình với làng quê, với đất nước với kháng chiến.... (0,25 điểm)
- Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn... (0,25 điểm)
Câu 3
a. Từ “mặt trời” trong câu thơ “mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm)
b.Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa. (0,5 điểm)
Vì: Nhà thơ gọi em bé là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới. (1 điểm)
Câu 4
* Yêu cầu:
- Thể hiện được cảm nhận, suy nghĩ của mình qua việc phân tích những hình ảnh thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Tình cảm sâu nặng ấy thể hiện qua việc:
+ Cảm thông chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần.
+ Chia sẻ những niềm vui đơn sơ nơi chiến trận; đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh nghệ thuật đẹp cuối bài thơ.
- Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật.
* Biểu điểm:
- Bài viết bố cục rõ ràng, có đủ mở bài, thân bài, kết luận: 1 điểm.
- Thân bài: đạt được các yêu cầu đã nêu: 2 điểm
- Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật: 1 điểm
- Hình thức trình bày: bài viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp: 1 điểm
Người ra đề:
Nguyễn Thị Sau
TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM
––––––––––––––––––––
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian 90 phút
( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (1.5 điểm): Chép chính xác, nêu nội dung chính khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Câu 2 (1,5 điểm): Tóm tắt truyện Làng của nhà văn Kim Lân.
Câu 3 (2 điểm): Đọc kỹ 2 câu thơ sau:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
(“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm)
a. Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào?
b. Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 4 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM:
Câu 1:
- Chép chính xác khổ thơ cuối. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh liên tưởng độc đáo. (0.5 điểm)
- Cảnh bình minh đẹp đẽ huy hoàng, con thuyền trở về với cá nặng đầy khoang, con người vui vẻ mãn nguyện từ biển khơi trở về … đồng thời thể hiện được không khí khẩn trương tranh thủ thời gian cống hiến của những con người làm chủ cuộc sống mới. (0,5 điểm)
Câu 2:
Nội dung tóm tắt cần đảm bảo những nội dung sau:
- Trong kháng chiến, ông Hai - người làng chợ Dầu, buộc phải dời làng.
(0,5 điểm)
- Ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ..
(0,25 điểm)
- Cái tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc được nghe từ một người tản cư đã khiến ông Hai luôn dằn vặt đau khổ vì ông vốn là người làng chợ Dầu...
(0,25 điểm)
- Không dám trò chuyện cïng ai, ông đành trò chuyện với đứa con út để tỏ tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình với làng quê, với đất nước với kháng chiến.... (0,25 điểm)
- Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn... (0,25 điểm)
Câu 3
a. Từ “mặt trời” trong câu thơ “mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ. (0,5 điểm)
b.Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa. (0,5 điểm)
Vì: Nhà thơ gọi em bé là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới. (1 điểm)
Câu 4
* Yêu cầu:
- Thể hiện được cảm nhận, suy nghĩ của mình qua việc phân tích những hình ảnh thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Tình cảm sâu nặng ấy thể hiện qua việc:
+ Cảm thông chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn vật chất, tinh thần.
+ Chia sẻ những niềm vui đơn sơ nơi chiến trận; đặc biệt nhấn mạnh hình ảnh nghệ thuật đẹp cuối bài thơ.
- Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật.
* Biểu điểm:
- Bài viết bố cục rõ ràng, có đủ mở bài, thân bài, kết luận: 1 điểm.
- Thân bài: đạt được các yêu cầu đã nêu: 2 điểm
- Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thật: 1 điểm
- Hình thức trình bày: bài viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc quá 3 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp: 1 điểm
Người ra đề:
Nguyễn Thị Sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 41,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)