ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG)

Chia sẻ bởi Trần Minh Quân | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỨ VĂN LỚP 9
(Thời gian 90’)
I.Đề bài:
Câu 1(3đ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
... Vân Tiên nghe nói liền cười:
" Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì."
a. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? của ai?
b. Lời nói của nhân vật được sử dụng cách dẫn nào? Vì sao em biết?
c. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 2(1đ): Ý nghĩa nhan đề tác phẩm " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
Câu 3(6đ):
Có ý kiến cho rằng bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là một bài ca lao động. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận định trên .
.........................................................................................




























Đáp án - Biểu điểm
Câu 1
a. Đoạn thơ trích trong tác phẩm " Truyện Lục Vân Tiên" (0,5đ)
của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (0,5đ)
b. - Lời nói của nhân vật được sử dụng cách dẫn trưc tiếp. (0,5đ)
- Vì lời nói đó được đặt sau dấu 2 chấm và trong dấu ngoặc kép(0,5đ)
c. Đoạn thơ là lời nói khẳng khái của người anh hùng Lục Vân Tiên, thể hiện một quan niệm đẹp: Làm việc nghĩa một cách vô tư, không mong chờ người khác phải trả ơn(0,5đ)
Câu 2: Nhan đề thể hiện:
- Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng mà ông Sáu để lại cho con (0,5đ)
- Nó được làm rất kì công, gửi gắm rất nhiều tình cảm mà ông Sáu dành cho
bé Thu (0,5đ)
Câu 3(6đ):
HS trình bày được các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
Giới thiệu được tg, tp, nội dung khái quát của bài thơ. Bài thơ thực sự là một bài ca lao động ca ngợi những ngư dân miền biển
2. Thân bài :
Bài thơ được coi là một bài ca lao động vì xuyên suốt bài thơ là âm thanh câu hát của những ngư dân trong buổi đánh cá đêm
a. Cảnh ra khơi (2 khổ đầu)
* Khổ 1:
- 2 câu thơ đầu là cảnh thiên nhiên, vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi ( câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh và nhân hoá)
- Đối lập với thiên nhiên, là hoạt động của con người ở 2 câu sau. Từ "lại" chỉ hoạt động diễn ra thường xuyên
- Ra khơi trong không khí vui tươi, phấn khởi " Câu hát căng buồm"
* Khổ2: Nội dung lời hát thể hiện sự giàu đẹp của bển khơi và mong muốn đánh bắt được nhiều cá
b. Cảnh đánh cá trên biển (4 khổ giữa)
* Khổ 3:
- Con thuyền có gió làm lái, trăng làm buồm, trở nên sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ.
" Thuyền ta...biển bằng"
- Buổi đánh bắt giống như một trận đánh :
"Ra đậu... vây giăng"
- Hình ảnh thơ lãng mạn, khoáng đạt
* Khổ 4:
- Ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả quê hương
- Tập trung miêu tả vẻ đẹp của con cá song và biển đêm
* Khổ 5:
- Là tiếng hát gọi cá vào, có sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên buổi đánh cá trở nên đầy chất thơ
- Sự biết ơn của những ngư dân với người mẹ biển
* Khổ 6:
- Cảnh kéo lưới với kết qủa xứng đáng: Đánh bắt được rất nhiều cá
- Kết thúc buổi đánh cá là lúc trời đã gần sáng " sao mờ".
c. Cảnh trở về (Khổ cuối):
- Vẫn là câu hát theo đoàn thuyền trở về với khoang thuyền đầy cá
- Vẻ đẹp của những con cá hoà với ánh sáng của mặt trời
3. Kết bài:
- Cả bài thơ tràn ngập trong tiếng hát vui vẻ, hào hứng, nhiêt tình lao động của những ngư dân- Vẻ đep của những con người lao động mới
- Hình ảnh thơ khoáng đạt, lãng mạn làm cho buổi lao động trên biển đêm trở nên nhẹ nhàng, không còn mệt nhọc.
- Sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên. Thấy được sự giàu đẹp của biển cả quê hương
III. Yêu cầu chung
- Hs trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)