ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011-2012
–––––––––––––––––––
Câu 1:
a. Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ miêu tả tài sắc của Thúy Kiều (truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “ thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nỏi “Làn thu thủy, nét xuân sơn” dùng nghệ thuật tu từ nào? Nói rõ vì sao?
Câu 2: Em hãy phân tích nghệ thuật tu từ đặc sắc trong câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Câu 3: Em hãy chuyển thể bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy thành một bài văn tự sự theo lời kể của nhân vật người lính trong bài thơ
–––––––––––––––––––––––––––
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (3đ)
a. Nhận biết: Có 6 cặp lục bát, chép đúng 1 cặp được 0,25đ . tổng 1,5điểm
b. Thông hiểu: Hình tượng nghệ thuật “thu thủy”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
- Thu thủy (nước hồ mùa thu) gợi tả vẻ đẹp đôi mắt Thúy Hiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ 0,5đ
- Xuân sơn: núi mùa xuân, gợi tả đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung, tràn đầy sức sống 0,5đ
- Đây là cách nói Ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh: “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”. 0,5đ
Câu 2: (2đ)
- Câu thơ sử dụng tu từ so sánh “mặt trời xuống biển như hòn lửa” 0,2đ
Phân tích: Tu từ so sánh tạo được ấn tuonwgj gần gũi, sinh động về mặt màu sắc, hình khối…….của hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn (rực rỡ nhưng không chói chang, kì vĩ mà gần gũi……) 0,5đ
- Câu thơ sử dụng tu từ nhân hóa : “Sóng cài then, đêm sập cửa” 0,5đ
Phân tích: Biện pháp nhân hóa làm hình ảnh “sóng”, “ màn đêm” trở lên sinh động” Vũ trụ như 1 ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cử và những lượn sóng là những then cài 0,5đ
-Như vậy: Nhờ nghệ thuật tu từ mà khung cảnh hoàng hôn trên biển hiện ra rất kì vĩ, tráng lệ, sinh động và gần gũi : 0,25đ
Câu 3: (5đ)
Có nhiều các để triển khai bài tự sự này, song học sinh cần đạt được một số yêu cầu sau:
Về mặt phương pháp (kĩ năng): Học sinh phải viết được một bài tự sự hoàn chỉnh, có các yếu tốt đối thoại, độc thoại, miêu tả, nghị luận…..đã được học ở lớp 9 (kì I). Đúng ngôi kể thứ nhất.
Về nội dung: Kể nội dung theo trình tự bố cục của bài thơ:
+ Ánh trăng với con người trong quá khứ.
+ Ánh trăng với con người trong hiện tại
+ Suy ngẫm của người kể.
Điểm 5: Đạt được một cách xuất sắc các yêu cầu, tỏ ra là học sinh có năng khiếu văn học, có kĩ năng viết truyện ngắn, có sáng tạo trong phương pháp.
Điểm 3, 4: Đạt được các yêu cầu về nội dung và phương pháp còn một vài sai xót nhỏ.
Điểm 1,2: Ít nhiều biết viết bài văn tự sự: Có ngôi kể, nhân vật, sự việc.
Tùy từng bài viết, giáo viên linh hoạt chấm điểm cho phù hợp
Gv ra đề: Phạm Phú Mạnh- THCS Ninh Hòa
NĂM HỌC 2011-2012
–––––––––––––––––––
Câu 1:
a. Chép lại theo trí nhớ đoạn thơ miêu tả tài sắc của Thúy Kiều (truyện Kiều – Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
b. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “ thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nỏi “Làn thu thủy, nét xuân sơn” dùng nghệ thuật tu từ nào? Nói rõ vì sao?
Câu 2: Em hãy phân tích nghệ thuật tu từ đặc sắc trong câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Câu 3: Em hãy chuyển thể bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy thành một bài văn tự sự theo lời kể của nhân vật người lính trong bài thơ
–––––––––––––––––––––––––––
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (3đ)
a. Nhận biết: Có 6 cặp lục bát, chép đúng 1 cặp được 0,25đ . tổng 1,5điểm
b. Thông hiểu: Hình tượng nghệ thuật “thu thủy”, “xuân sơn” có thể hiểu là:
- Thu thủy (nước hồ mùa thu) gợi tả vẻ đẹp đôi mắt Thúy Hiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ 0,5đ
- Xuân sơn: núi mùa xuân, gợi tả đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung, tràn đầy sức sống 0,5đ
- Đây là cách nói Ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh: “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”. 0,5đ
Câu 2: (2đ)
- Câu thơ sử dụng tu từ so sánh “mặt trời xuống biển như hòn lửa” 0,2đ
Phân tích: Tu từ so sánh tạo được ấn tuonwgj gần gũi, sinh động về mặt màu sắc, hình khối…….của hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn (rực rỡ nhưng không chói chang, kì vĩ mà gần gũi……) 0,5đ
- Câu thơ sử dụng tu từ nhân hóa : “Sóng cài then, đêm sập cửa” 0,5đ
Phân tích: Biện pháp nhân hóa làm hình ảnh “sóng”, “ màn đêm” trở lên sinh động” Vũ trụ như 1 ngôi nhà khổng lồ, màn đêm là cánh cử và những lượn sóng là những then cài 0,5đ
-Như vậy: Nhờ nghệ thuật tu từ mà khung cảnh hoàng hôn trên biển hiện ra rất kì vĩ, tráng lệ, sinh động và gần gũi : 0,25đ
Câu 3: (5đ)
Có nhiều các để triển khai bài tự sự này, song học sinh cần đạt được một số yêu cầu sau:
Về mặt phương pháp (kĩ năng): Học sinh phải viết được một bài tự sự hoàn chỉnh, có các yếu tốt đối thoại, độc thoại, miêu tả, nghị luận…..đã được học ở lớp 9 (kì I). Đúng ngôi kể thứ nhất.
Về nội dung: Kể nội dung theo trình tự bố cục của bài thơ:
+ Ánh trăng với con người trong quá khứ.
+ Ánh trăng với con người trong hiện tại
+ Suy ngẫm của người kể.
Điểm 5: Đạt được một cách xuất sắc các yêu cầu, tỏ ra là học sinh có năng khiếu văn học, có kĩ năng viết truyện ngắn, có sáng tạo trong phương pháp.
Điểm 3, 4: Đạt được các yêu cầu về nội dung và phương pháp còn một vài sai xót nhỏ.
Điểm 1,2: Ít nhiều biết viết bài văn tự sự: Có ngôi kể, nhân vật, sự việc.
Tùy từng bài viết, giáo viên linh hoạt chấm điểm cho phù hợp
Gv ra đề: Phạm Phú Mạnh- THCS Ninh Hòa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 26,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)