ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
14
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI+ĐÁP ÁN HỌC KÌ I VĂN 9-2011(NINH GIANG- HẢI DƯƠNG) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2 điểm)
Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố:
+ Lượt lời thứ nhất: “ - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.
+ Lượt lời thứ hai: “ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
+ Lượt lời thứ ba: “ – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.
Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:
a) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
b) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?
Câu 2 ( 3 điểm)
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Em hãy viết một đoạn văn chỉ ra giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 ( 5 điểm)
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ Dế Choắt. Em hãy kể lại câu chuyện đó trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
GV ra đề: Ngô Thị Ngọc Quỳnh
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM.
1. Yêu cầu chung
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10đ chi tiết đến 0,5đ.
2. Yêu cầu cụ thể
Câu
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm
1. (2 đ)
a. (1 đ)
Chỉ ra sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự trong các lượt lời :
- Lượt lời thứ nhất: Nhân vật đã tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô (...) và lời lẽ mang tính chất van xin tha thiết phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Lượt lời thứ hai và lượt lời thứ ba: Nhân vật đã không tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô (...) và lời lẽ mang tính chất ra lệnh, thách thức không phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
0,5
0,5
b. (1 đ )
Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô đã thể hiện sự thay đổi trong thái độ và sự phản ứng quyết liệt của nhân vật, từ đó góp phần khắc hoạ rõ diễn biến tâm trạng và tính cách của chị Dậu.
1
2. (3 đ)
Viết được đoạn văn với các yêu cầu cụ thể sau đây:
- Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ:
+ Nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn.
+ Hình ảnh ước lệ: làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa, liễu.
+ Điển tích: nghiêng nước nghiêng thành
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2 điểm)
Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố:
+ Lượt lời thứ nhất: “ - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”.
+ Lượt lời thứ hai: “ - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”.
+ Lượt lời thứ ba: “ – Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”.
Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:
a) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
b) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?
Câu 2 ( 3 điểm)
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Em hãy viết một đoạn văn chỉ ra giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 ( 5 điểm)
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ Dế Choắt. Em hãy kể lại câu chuyện đó trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
GV ra đề: Ngô Thị Ngọc Quỳnh
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM.
1. Yêu cầu chung
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10đ chi tiết đến 0,5đ.
2. Yêu cầu cụ thể
Câu
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm
1. (2 đ)
a. (1 đ)
Chỉ ra sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự trong các lượt lời :
- Lượt lời thứ nhất: Nhân vật đã tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô (...) và lời lẽ mang tính chất van xin tha thiết phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Lượt lời thứ hai và lượt lời thứ ba: Nhân vật đã không tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô (...) và lời lẽ mang tính chất ra lệnh, thách thức không phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
0,5
0,5
b. (1 đ )
Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô đã thể hiện sự thay đổi trong thái độ và sự phản ứng quyết liệt của nhân vật, từ đó góp phần khắc hoạ rõ diễn biến tâm trạng và tính cách của chị Dậu.
1
2. (3 đ)
Viết được đoạn văn với các yêu cầu cụ thể sau đây:
- Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ:
+ Nhân hoá : hoa ghen, liễu hờn.
+ Hình ảnh ước lệ: làn thu thuỷ, nét xuân sơn, hoa, liễu.
+ Điển tích: nghiêng nước nghiêng thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)