Đè thi+Đáp án cuoi năm Văn 8

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 11/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đè thi+Đáp án cuoi năm Văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất để viết vào tờ giấy thi.
1. Tâm trạng nhân vật “tôi” ngày đầu tiên đi học trong truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là gì?
A. Bỡ ngỡ B. Sợ hãi, lo âu
C. Náo nức, mơn man D. Vui tươi, phấn khởi
2. Các phương tiện nào dùng để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng câu nối và dấu câu B. Dùng cụm từ nối và bố cục
C. Dùng từ nối và câu nối D. Dùng lí lẽ
3. Câu văn: “Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Trích “Lão Hạc”, Nam Cao) là đánh giá của ông giáo về nhân vật nào?
A. Binh Tư B. Con trai Lão Hạc
C. Lão Hạc D. Vợ ông giáo
4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh?
A. So sánh và đối B. So sánh và nhân hoá
C. Ẩn dụ và điệp ngữ D. Nhân hoá và nói quá
5. Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản nhật dụng?
A. Ôn dịch thuốc lá B. Bài toán dân số
C. Đi bộ ngao du D. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
6. Những câu sau, câu nào không phải là câu cầu khiến?
A. Anh em binh sĩ tiến lên! B. Đừng cho gió thổi nữa!
C. Mong anh thông cảm. D. Người thuê viết nay đâu?
7. Tác giả nào sau đây có tác phẩm làm theo thể tấu được học trong chương trình Ngữ văn 8?
A. Lí Công Uẩn B. Trần Quốc Tuấn
C. Nguyễn Thiếp D. Nguyễn Trãi
8. Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
A. Yếu tố biểu cảm làm tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận.
B. Yếu tố biểu cảm có thể làm giảm tính khoa học của bài văn nghị luận nếu bị lạm dụng.
C. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận không được phá vỡ mạch lạc bài nghị luận.
D. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận càng nhiều càng tốt.
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
(Trích “Nhớ rừng”, Thế Lữ)
Câu 2: (5,0 điểm)
Qua văn bản “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 2) em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi?

.. .………………… HẾT ……………………

PHÒNG GD-ĐT
HUYỆN NGHĨA HƯNG

 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 8



Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm
Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau:

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
- Yêu cầu:
Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 2,0 điểm.
- Đáp án:

Câu
 Đáp án
 Câu
 Đáp án

 1
A. Bỡ ngỡ

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)