đề thi đánh giá theo năng lực học sinh

Chia sẻ bởi Bùi Thị Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề thi đánh giá theo năng lực học sinh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SẢN PHẨM 2: HỆ THỐNG CÂU HỎI - BÀI TẬP
1. Năng lực nhận biết:
Câu 1: Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ gì?
A. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ C. Chữ Hán và chữ Nôm
B. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ D. Chữ Quốc ngữ
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 2: Kết cấu thường gặp của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là gì ?
A. Đề, thực, luận, kết C. Khai, thừa, chuyển, hợp
B. Khai, thừa, luận, kết D. Thực, luận, kết, đề
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 3: Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Sau chiến thắng Mông - Nguyên lần thứ hai C. Sau chiến thắng Mông - Nguyên lần thứ ba
B. Khi vua Trần chạy giặc D. Sau chiến thắng Chương Dương
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 4: Ai là tác giả của bài Bánh trôi nước?
A. Đoàn Thị Điểm B. Nguyễn Trãi C. Bà Huyện Thanh Quan D. Hồ Xuân Hương
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án D
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 5: Có mấy từ láy trong hai câu thơ trong phần thực bài thơ Qua Đèo Ngang?
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
A. Một từ láy B. Hai từ láy C. Ba từ láy D. Bốn từ láy
Đáp án : - Mức tối đa: Phương án B
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.


2. Năng lực thông hiểu:
Câu 1: Tư tưởng của bài thơ Nam quốc sơn hà?
A. Lòng yêu thương con người C. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ và ý chí bảo vệ chủ quyền
B. Tinh thần đoàn kết D. Thể hiện hào khí chiến thắng
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 2: Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà, em có nhận xét gì về giọng điệu trong thơ Nguyễn Khuyến?
A. Vừa hóm hỉnh, hài hước, vừa thâm trầm, sâu lắng B. Hài hòa giữa hai yếu tố trào phúng và trữ tình.
C. Vừa hóm hỉnh, vừa trào phúng. D. Mang đậm chất trữ tình sâu lắng
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 3: Ngoài nghĩa tả thực cái bánh trôi nước, bài thơ Bánh trôi nước còn hàm chứa nghĩa nào khác?
A. Vẻ đẹp xinh xắn, trong trắng của thiếu nữ
B. Cuộc đời lận đận vất vả, bị phụ thuộc của người phụ nữ
C. Tấm lòng son sắt, thủy chung của người phụ nữ
D. Trân trọng vẻ đẹp, sự cảm thương của tác giả đối với người phụ nữ
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án D
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 4: Trong hai câu thơ sau của tác phẩm “Bài ca Côn Sơn” Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ gì để tả tiếng suối Côn Sơn?
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. So sánh D. Điệp ngữ
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án C
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 5: Bức tranh chiều tàn làng quê nơi Thiên Trường trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” mang vẻ đẹp như thế nào?
A. Thanh bình B. Thơ mộng C. Trù phú D. Hoang sơ
Đáp án: - Mức tối đa: Phương án A
- Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
3. Năng lực vận dung thấp:
Câu 1: Cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có gì giống và khác so với cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?
Đáp án:
- Mức tối đa: HS chỉ ra và phân tích được sự giống, khác nhau của cụm từ “ta với ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Nguyên
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)