De thi cuoi nam van 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Lê |
Ngày 11/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: de thi cuoi nam van 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Họ và tên: BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
Lớp 8 Thời gian: 90 phút
Điểm
Lời phê
Đề bài
Câu 1:Cho câu thơ sau:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Chép 6 câu thơ tiếp để hoàn thành đoạn thơ.
Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào của tác giả nào?
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép bằng đoạn văn 10 – 12 câu trong đó sử dụng câu cảm than.
Câu 2:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả một cái giá khá đắt cho cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ,để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của tác giả nào?
Đoạn văn đó nằm trong ở chương nào của tác phẩm đó.
Nêu nội dung của đoạn văn?
Viết đoạn văn 8- 10 câu nêu những suy nghĩ của em về số phận của người dân thuộc địa thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được nói đến trong tác phẩm.
Hướng dẫn chấm
Câu 1:
Chép đúng đoạn thơ:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm“Nhớ rừng”, Thế Lữ).
Học sinh cảm nhận được:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm…
- Nội dung của đoạn trích…
- Học sinh cảm nhận được hình ảnh con hổ trong đoạn trích hiện lên thật oai phong lẫm liệt …
+ Một loạt những từ ngữ gợi hình khắc hoạ tư thế oai phong của con hổ “dõng dạc”, “đường hoàng”…
+ Phép tu từ so sánh diễn tả chính xác vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm…
- Không chỉ trong tư thế oai phong, hình ảnh vị chúa tể còn được khắc hoạ có cả sự uy nghi, dữ dội, đầy uy lực “Trong hang tối mắt thần khi đã quắc – Là khiến cho mọi vật đều im hơi.”
- Từ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh. Chúa sơn lâm được miêu tả, được khắc hoạ với vẻ đẹp quyền uy là tuyệt đối...
=> Đánh giá: Những câu thơ trên thật sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của vị chúa tể sơn lâm đầy quyền uy …
Khái quát về ý nghĩa của đoạn thơ: Là đoạn thơ hay nhất khắc hoạ hình ảnh chúa sơn lâm nhớ về quá khứ …
Câu 2:
a.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Thuế máu ( trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
b. Đoạn văn đó nằm trong ở chương I của tác phẩm.
c. Nội dung của đoạn văn: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
d. Hình thức
- Đoạn văn 8- 10 câu , đánh số câu.
Nội dung:
Học sinh cảm nhận được số phận người dân thuộc địa thê thảm, đau khổ:
Phải đột ngột xa lìa vợ con, gia đình quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống của mình đổi lấy vinh dự hõa huyền.
Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của kẻ cầm quyền(giọng giễu cợt xót xa của tác giả khi kể ra bao cái chết thảm thương của người dân thuộc địa trên các chiến trường ác liệt, xa xôi)
Tuy không ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phụ vụ chiến tranh ở hậu phương phải chịu bệnh tật và cái chết đau đớn.
Hơn tám vạn người dân bản xứ bỏ mình trên đất Pháp
Suy nghĩ về cuộc chiến tranh phi nghĩa và mong muốn được sống trong hòa bình.
Lớp 8 Thời gian: 90 phút
Điểm
Lời phê
Đề bài
Câu 1:Cho câu thơ sau:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Chép 6 câu thơ tiếp để hoàn thành đoạn thơ.
Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào của tác giả nào?
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép bằng đoạn văn 10 – 12 câu trong đó sử dụng câu cảm than.
Câu 2:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“ Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng họ phải trả một cái giá khá đắt cho cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lí và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ,để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của tác giả nào?
Đoạn văn đó nằm trong ở chương nào của tác phẩm đó.
Nêu nội dung của đoạn văn?
Viết đoạn văn 8- 10 câu nêu những suy nghĩ của em về số phận của người dân thuộc địa thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được nói đến trong tác phẩm.
Hướng dẫn chấm
Câu 1:
Chép đúng đoạn thơ:
“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”
Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm“Nhớ rừng”, Thế Lữ).
Học sinh cảm nhận được:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm…
- Nội dung của đoạn trích…
- Học sinh cảm nhận được hình ảnh con hổ trong đoạn trích hiện lên thật oai phong lẫm liệt …
+ Một loạt những từ ngữ gợi hình khắc hoạ tư thế oai phong của con hổ “dõng dạc”, “đường hoàng”…
+ Phép tu từ so sánh diễn tả chính xác vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm…
- Không chỉ trong tư thế oai phong, hình ảnh vị chúa tể còn được khắc hoạ có cả sự uy nghi, dữ dội, đầy uy lực “Trong hang tối mắt thần khi đã quắc – Là khiến cho mọi vật đều im hơi.”
- Từ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh. Chúa sơn lâm được miêu tả, được khắc hoạ với vẻ đẹp quyền uy là tuyệt đối...
=> Đánh giá: Những câu thơ trên thật sống động, giàu chất tạo hình, diễn tả vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của vị chúa tể sơn lâm đầy quyền uy …
Khái quát về ý nghĩa của đoạn thơ: Là đoạn thơ hay nhất khắc hoạ hình ảnh chúa sơn lâm nhớ về quá khứ …
Câu 2:
a.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Thuế máu ( trích Bản án chế độ thực dân Pháp) của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
b. Đoạn văn đó nằm trong ở chương I của tác phẩm.
c. Nội dung của đoạn văn: Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
d. Hình thức
- Đoạn văn 8- 10 câu , đánh số câu.
Nội dung:
Học sinh cảm nhận được số phận người dân thuộc địa thê thảm, đau khổ:
Phải đột ngột xa lìa vợ con, gia đình quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống của mình đổi lấy vinh dự hõa huyền.
Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của kẻ cầm quyền(giọng giễu cợt xót xa của tác giả khi kể ra bao cái chết thảm thương của người dân thuộc địa trên các chiến trường ác liệt, xa xôi)
Tuy không ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phụ vụ chiến tranh ở hậu phương phải chịu bệnh tật và cái chết đau đớn.
Hơn tám vạn người dân bản xứ bỏ mình trên đất Pháp
Suy nghĩ về cuộc chiến tranh phi nghĩa và mong muốn được sống trong hòa bình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lê Lê
Dung lượng: 15,79KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)