ĐỀ THI CỦA ĐỒNG NAI

Chia sẻ bởi Trần Đăng Tá | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI CỦA ĐỒNG NAI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2006
MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút)
Câu 1:
Hãy trình bày một cách ngắn gọn nội dung những phương châm hội thoại em đã học ?
Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ:
Hỏi tên, rằng “ Mã giám Sinh”
Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
1.3: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ?
Hãy xác định hàm ý trong câu nói của chị Dậu với cái Tý:
“ Con chỉ được ăn ở nhà bửa này nữa thôi “ ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 2:
Tính cách của nhân vật Mã Giám Sinh được bộc lộ như thế nào trong đoạn trích” Mã Gám Sinh mua Kiều” ?
Câu 3:
Đánh gía về tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du , giáo sư Nguyễn Đình Chú viết :
“ Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân bản (...); một tập đại thành của nghệ thuật văn chương” . Bằng những hiểu biết về tác phẩm Truyện Kiều, đặc biệt là những đoạn trích giảnh đã học, anh hoặc chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2006
ĐỀ MẶT BẰNG - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút)
Câu 1:
1.1-Những nét đặc sắc nào trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu giúp em hiểu thêm về văn nghiệp của ông ?
1.2:Hãy chỉ ra các thành ngữ và phân tích cách vận dụng sáng tạo các thành ngữ đó của Nguyễn Du ở những câu Kiều dưới đây :
a- Nghĩ là bưng bít miệng mình, b- Những là e ấp dùng dằng.
Nào ai có khảo mà mình lại xưng Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.
1.3- Cảm nhận của em về cách dùng chữ riêng,chữ mình trong bốn câu Kiều của Nguyễn Du ? Từ đó nêu bật nội dung của mỗi câu thơ .
a- Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng , b- Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh.
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình! Giật mình , mình lại thương mình xót xa.
c-Buồng riêng , riêng những sụt sùi, d- Một mình âm ỷ đêm chày,
Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh
Câu 2:
2.1- Đối thoại là gì ? Thế nào là độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?
2.2- Phân tích biện pháp tu từ chính yếu được sử dụng trong đoạn thơ sau đây :
Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương !
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bổng chốc hoá thiên đường!
Câu 3: Phân tích trong mối quan hệ đối sánh hình tượng người mẹ qua hai bài thơ “ Con Cò” của Chế Lan Viên và “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH NĂM 2006
ĐỀ CHUYÊN - MÔN THI : NGỮ VĂN ( 150 phút)
Cấu 1:
1.1-Em hãy trình bày ngắn gọn những đặc sắc về cảnh thơ, tình thơ qua văn bản sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngũ.
Chưa ngũ vì lo nỗi nước nhà ( Hồ Chí Minh)
1.2- Phân tích ngắn gọn những đặc sắc nghệ thuật trong hai câu Kiều dưới đây của Nguyễn Du? Những câu ca dao nào được Nguyễn Du vận dụng vào hai câu Kiều của ông ?
a- Vầng trăng ai xẻ làm đôi. b- Sầu đông càng lắc càng đầy.
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
1.3- Phân tích các biện pháp tu từ được dùng trong những câu thơ Kiều dưới đây:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?
Mặt sao dày gió dạn sương.
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ?
Câu 2: Hãy phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm ? cho ví dụ ?
Câu 3:
Phân tích trong mối quan hệ đối sánh hình tượng người con gái Nam Xương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và hình tượng Thúy Kiều trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM 2007
MÔN THI : NGỮ VĂN ( 120 phút)
Câu 1:
1.1.Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Tá
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)