ĐỀ THI CHUYÊN HÓA HƯNG YÊN 2009
Chia sẻ bởi Hoàng Xuân Hiến |
Ngày 15/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI CHUYÊN HÓA HƯNG YÊN 2009 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng yên
đề thi chính thức
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên
Năm học 2009 - 2010
Môn thi: Hoá học
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hoá)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu I (2,0 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 → CO2 → Na2CO3 → NaHCO3 → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
2. Có 5 gói bột màu trắng là KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm nước, khí CO2 và các dụng cụ cần thiết. Hãy trình bày cách phân biệt từng chất trên.
Câu II (1, 5 điểm)
1. Viết phương trình phản ứng, chứng minh axit axetic mạnh hơn axit cacbonic nhưng yếu hơn axit sunfuric.
2. Khử hoàn toàn 3,48 gam oxit của kim loại M cần 1,344 lít khí H2. Cho toàn bộ kim loại M thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của oxit.
Câu III (2,5 điểm)
1. Xác định các chất A1, A2, …….. A6, A7 và viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng. Biết A1, A2, …….. A6, A7 là những hợp chất hữu cơ.
CO2 → A1 →A2 → A3 → A4 → A5 → A3 → CO2
↓ ↑
A6 A7
2. Khi đốt cháy hoàn toàn V lít metan (đktc) và cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính V.
Câu IV (2,5 điểm)
1. Cho 16 gam FexOy tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl thì thu được 32,5 gam muối. Tính CM của dung dịch HCl đã dùng.
2. Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem lọc được (a + 27,2) gam chất rắn gồm 3 kim loại và dung dịch chỉ chứa một muối tan. Hãy xác định kim loại M và số mol muối tạo ra trong dung dịch.
Câu V (1,5 điểm)
Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm Zn và Fe vào 500 ml dung dịch HCl, khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn khan. Cũng cho 18,6 gam hỗn hợp A vào 800 ml dung dịch HCl trên rồi cô cạn dung dịch thu được 39,9 gam chất rắn khan. Tính CM dung dịch HCl và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Ag = 108; N = 14; S = 32; Ba =137; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; K = 39; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Al = 27.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
------------- Hết -------------
Họ tên thí sinh:…………………………….
Số báo danh:………..Phòng thi số:……..
Chữ kí của giám thị:……………...
Hưng yên
đề thi chính thức
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên
Năm học 2009 - 2010
Môn thi: Hoá học
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hoá)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu I (2,0 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 → CO2 → Na2CO3 → NaHCO3 → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
2. Có 5 gói bột màu trắng là KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm nước, khí CO2 và các dụng cụ cần thiết. Hãy trình bày cách phân biệt từng chất trên.
Câu II (1, 5 điểm)
1. Viết phương trình phản ứng, chứng minh axit axetic mạnh hơn axit cacbonic nhưng yếu hơn axit sunfuric.
2. Khử hoàn toàn 3,48 gam oxit của kim loại M cần 1,344 lít khí H2. Cho toàn bộ kim loại M thu được tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của oxit.
Câu III (2,5 điểm)
1. Xác định các chất A1, A2, …….. A6, A7 và viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng. Biết A1, A2, …….. A6, A7 là những hợp chất hữu cơ.
CO2 → A1 →A2 → A3 → A4 → A5 → A3 → CO2
↓ ↑
A6 A7
2. Khi đốt cháy hoàn toàn V lít metan (đktc) và cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính V.
Câu IV (2,5 điểm)
1. Cho 16 gam FexOy tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl thì thu được 32,5 gam muối. Tính CM của dung dịch HCl đã dùng.
2. Cho a gam bột kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem lọc được (a + 27,2) gam chất rắn gồm 3 kim loại và dung dịch chỉ chứa một muối tan. Hãy xác định kim loại M và số mol muối tạo ra trong dung dịch.
Câu V (1,5 điểm)
Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm Zn và Fe vào 500 ml dung dịch HCl, khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn khan. Cũng cho 18,6 gam hỗn hợp A vào 800 ml dung dịch HCl trên rồi cô cạn dung dịch thu được 39,9 gam chất rắn khan. Tính CM dung dịch HCl và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Ag = 108; N = 14; S = 32; Ba =137; Mg = 24; Fe = 56; Ca = 40; K = 39; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Al = 27.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
------------- Hết -------------
Họ tên thí sinh:…………………………….
Số báo danh:………..Phòng thi số:……..
Chữ kí của giám thị:……………...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Xuân Hiến
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)