De thi chuyen Bac Giang 08-09
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng |
Ngày 15/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: de thi chuyen Bac Giang 08-09 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG
NĂM HỌC 2008-2009
MÔN THI: HOÁ HỌC
Ngày thi: / /2008
Thời gian làm bài 150 phút.
Câu 1.(4 điểm)
1. Hãy chọn các chất thích hợp để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) X1 + X2 Cl2 + MnCl2 + H2O b) X3 + X4 BaSO4 + NaCl + HCl
c) Ca(X)2 + Ca(Y)2 Ca3(PO4)2 + H2O d) NaHCO3 + Ca(OH)2 dư X5 + X6 + X7
2. Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe, Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xong được rắn A và dung dịch B, giải phóng NO. Rắn A tan một phần trong dung dịch HCl dư. Dung dịch B đem cô cạn (không có không khí) được muối C. Nung C trong bình kín không có O2 đến phản ứng hoàn toàn được rắn D. Xác định muối C và rắn D?
3. Chỉ dùng dung dịch HNO3 hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết hai dung dịch không màu đựng trong hai lọ riêng biệt mất nhãn sau: dd KOH; dd phenolphtalein.
Câu 2. (4 điểm)
1. Đổ rất từ từ 200 ml dung dịch E chứa NaHCO3 3M và Na2CO3 1M vào dung dịch F chứa 0,8 mol HCl. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra sau khi đổ hết E vào F?
2. Cho biết 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí CH4, C2H4, C2H2 vừa đủ làm mất màu 500 ml dung dịch Br2 0,04 M. Tính phần trăm thể tích của CH4 trong hỗn hợp khí trên.
3. Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là C2H2F2ClBr.
Câu 3. (4 điểm)
1. Một hỗn hợp G gồm hiđrô, một ankan và một anken. Cho 1120 cm3 G qua ống đựng bột Ni đun nóng thì còn 896 cm3. Dẫn tiếp hỗn hợp khí này qua bình đựng nước brôm dư, thì thấy khối lượng bình brom tăng lên 0,63 gam và sau cùng còn hỗn hợp khí H có thể tích 560 cm3. Tỷ khối của H so với không khí là 1,23. Xác định công thức phân tử của ankan và anken. Biết các thể tích đo cùng điều kiện.
2. Cho 0,17 mol một hiđrôxit kim loại kiềm Q tác dụng với dung dịch có 0,05 mol AlCl3. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc thu được cho tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 24,24 gam muối trong dung dịch trong suốt. Xác định kim loại kiềm Q?
Câu 4. (4 điểm)
1. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken. Để đốt cháy 7 thể tích A cần 31 thể tích O2 trong cùng đk. Xác định công thức phân tử của 2 anken biết rằng anken chứa nhiều các bon hơn chiếm khoảng 40% đến 50% thể tích của X.
2. Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng một loại nhóm chức, có công thức phân tử tương ứng là: CH2O2, C2H4O2, C3H4O2.
a. Viết công thức cấu tạo các chất đó.
b. Tính khối lượng chất B trong dung dịch thu được khi lên men 0,5 lít rượu etylic 9,20. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0.8 g/ml.
Câu 5. (4 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Cho 3,4 gam hỗn hợp X vào 250 ml dd CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 4,6 gam chất rắn Y và dd Z chứa 2 muối. Thêm dd NaOH dư vào dd Z. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 3 gam chất rắn T. Tính:
Thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X.
Nồng độ mol/l của dd CuSO4.
Thể tích khí SO2 (ở đktc) thu được khi hoà tan hoàn toàn 4,6 gam chất rắn Y trong dd H2SO4 đặc, nóng.
2. Hỗn hợp N gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ phân tử khối tương ứng là 22 : 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp N, thu được 5,5 gam CO2 và 2,25 gam H2O. Xác định công thức phân tử của ankan và ankin.
Cho: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Na = 23; Mg = 24; Cu = 64; Al = 27; Ca = 40; Fe =56.
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn!
HẾT
Họ và tê
BẮC GIANG
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG
NĂM HỌC 2008-2009
MÔN THI: HOÁ HỌC
Ngày thi: / /2008
Thời gian làm bài 150 phút.
Câu 1.(4 điểm)
1. Hãy chọn các chất thích hợp để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) X1 + X2 Cl2 + MnCl2 + H2O b) X3 + X4 BaSO4 + NaCl + HCl
c) Ca(X)2 + Ca(Y)2 Ca3(PO4)2 + H2O d) NaHCO3 + Ca(OH)2 dư X5 + X6 + X7
2. Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe, Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xong được rắn A và dung dịch B, giải phóng NO. Rắn A tan một phần trong dung dịch HCl dư. Dung dịch B đem cô cạn (không có không khí) được muối C. Nung C trong bình kín không có O2 đến phản ứng hoàn toàn được rắn D. Xác định muối C và rắn D?
3. Chỉ dùng dung dịch HNO3 hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết hai dung dịch không màu đựng trong hai lọ riêng biệt mất nhãn sau: dd KOH; dd phenolphtalein.
Câu 2. (4 điểm)
1. Đổ rất từ từ 200 ml dung dịch E chứa NaHCO3 3M và Na2CO3 1M vào dung dịch F chứa 0,8 mol HCl. Tính thể tích khí (ở đktc) thoát ra sau khi đổ hết E vào F?
2. Cho biết 2,8 lít (đktc) hỗn hợp khí CH4, C2H4, C2H2 vừa đủ làm mất màu 500 ml dung dịch Br2 0,04 M. Tính phần trăm thể tích của CH4 trong hỗn hợp khí trên.
3. Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử là C2H2F2ClBr.
Câu 3. (4 điểm)
1. Một hỗn hợp G gồm hiđrô, một ankan và một anken. Cho 1120 cm3 G qua ống đựng bột Ni đun nóng thì còn 896 cm3. Dẫn tiếp hỗn hợp khí này qua bình đựng nước brôm dư, thì thấy khối lượng bình brom tăng lên 0,63 gam và sau cùng còn hỗn hợp khí H có thể tích 560 cm3. Tỷ khối của H so với không khí là 1,23. Xác định công thức phân tử của ankan và anken. Biết các thể tích đo cùng điều kiện.
2. Cho 0,17 mol một hiđrôxit kim loại kiềm Q tác dụng với dung dịch có 0,05 mol AlCl3. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc thu được cho tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được 24,24 gam muối trong dung dịch trong suốt. Xác định kim loại kiềm Q?
Câu 4. (4 điểm)
1. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken. Để đốt cháy 7 thể tích A cần 31 thể tích O2 trong cùng đk. Xác định công thức phân tử của 2 anken biết rằng anken chứa nhiều các bon hơn chiếm khoảng 40% đến 50% thể tích của X.
2. Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng một loại nhóm chức, có công thức phân tử tương ứng là: CH2O2, C2H4O2, C3H4O2.
a. Viết công thức cấu tạo các chất đó.
b. Tính khối lượng chất B trong dung dịch thu được khi lên men 0,5 lít rượu etylic 9,20. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0.8 g/ml.
Câu 5. (4 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Cho 3,4 gam hỗn hợp X vào 250 ml dd CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 4,6 gam chất rắn Y và dd Z chứa 2 muối. Thêm dd NaOH dư vào dd Z. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 3 gam chất rắn T. Tính:
Thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X.
Nồng độ mol/l của dd CuSO4.
Thể tích khí SO2 (ở đktc) thu được khi hoà tan hoàn toàn 4,6 gam chất rắn Y trong dd H2SO4 đặc, nóng.
2. Hỗn hợp N gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ phân tử khối tương ứng là 22 : 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp N, thu được 5,5 gam CO2 và 2,25 gam H2O. Xác định công thức phân tử của ankan và ankin.
Cho: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Na = 23; Mg = 24; Cu = 64; Al = 27; Ca = 40; Fe =56.
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn!
HẾT
Họ và tê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: 75,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)