Đề thi chuẩn HK2-NV9 (o8-o9)

Chia sẻ bởi Lữ Hồng Ân | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chuẩn HK2-NV9 (o8-o9) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)


Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . .
Điểm
Lời phê của Thầy (cô)


I/TRẮC NGHIỆM:(3đ)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời?
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Con cò C.Viếng lăng Bác D. Nói với con
Câu 2: Cảm xúc của tác giả để viết nên “Mùa xuân nho nhỏ” bắt nguồn từ:
A. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Hà Nội. B. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân đất nước ta.
C. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Nam Bộ. D. Vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân xứ Huế.
Câu 3 : Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa.
B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác.
C. Những ghi nhận của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác.
D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác
Câu 4: Mạch cảm xúc trong bài thơ Viếng lăng Bác được biểu hiện theo:
A. Trình tự cuộc hành trình từ Nam ra Bắc. B. Trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
C. Trình tự quan sát từ gần ra xa. D. Trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại
Câu 5: Văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí B. Truyện ngắn C. Tuỳ bút D. Phóng sự
Câu 6: “Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu” là đặc điểm của thành phần biệt lập nào?
A. Phụ chú B. Cảm thán C. Tình thái D. Gọi đáp
Câu 7: Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” thuộc loại câu nào?
A. Cầu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Cầu cầu khiến D. Câu cảm thán
Câu 8: Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ?
A. “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” B. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
C. “ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” D. “Không có kính không phải vì xe không có kính”
Câu 9: Câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Câu 10 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh:
A. “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” B. “Đêm nay rừng hoang sương muối”
C. “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” D. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Câu 11: Câu văn: “ Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Nói quá
Câu 12: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là sự cảm thụ, bình giảng, nhận xét, đánh giá về:
Cái hay trong nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
Cái đẹp trong nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Cả A,B
II/ TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh; giới thiệu nét chính về tác giả. (2 điểm)
Câu 2: Phân tích tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương trong bài thơ “Viếng lăng Bác” (5 điểm)
---


PHÒNG GD-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hồng Ân
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)