Đề thi chọn HSG thành phố
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thành phố thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌC HOC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
Tỉnh Bắc Giang.Năm 2009-2010
Câu 1. (4đ)
Dưới đây là những câu thơ tả cỏ mùa xuân:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
Cỏ non xanh tận chân trời.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
a.(3đ) Cảm thụ cái hay của mỗi câu thơ ( lời bình cho mỗi câu thơ khoảng 5 dòng)
b.(1đ) Cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận và miêu tả khác nhau. Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người nghệ sĩ ? Thiếu nó, nghệ thuật sẽ như thế nào?
Câu 2.(6đ)
Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời. ( Quách Mạt Nhược)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3.(10,0đ)
Vẻ đẹp độc đáo của bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy)
Chú ý văn bản Bến đò xuân đầu trại ( bản dịch)
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỡ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1.
Cỏ non như khói là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa … vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa lại qua màn mưa xuân giăng mắc … một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế.
Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: xanh tận chân tròi,mục đích là để làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo: cành lê trắng điểm một vài bông hoa, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét, ….Câu thơ giàu chất hội họa.
Câu thơ của Hàn mặc Tử có thể là sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu (mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ ); ở tính chất sống động “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời; ở chiều rộng của không gian tới trời. Nhưng sáng tạo là ở hình ảnh sóng cỏ …. Gợn… Tả cỏ mà gợi cả ngọn gió nhẹ mùa xuân.(3đ)
b. Trên cơ sở đó cần chỉ ra:
- Đó là phẩm chất sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sụ lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả làm sao có thể biến hóa khôn lường như ở những câu thơ trên, mỗi câu thơ cho ta cảm giác như lần đầu được biết về cỏ mùa xuân. (1đ)
( Đây là yêu cầu có tính nâng cao với mục đích phát hiện những học sinh giỏi thực sự, nhằm phân loại hs)
Câu 2. Yêu cầu kiến thức:
a.1.Giải thích:
- Mặt trời:, mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời ,có chức năng tỏa sáng.
- Mọc, lặn , tròn, khuyết là quy luật của chúng. QMN đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy (1,,5đ)
a.2. Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người ( cha mẹ cũng là thầy - người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời , nhưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy)
Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin… Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…
Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người (3,5đ)
a.3. Liên hệ thực tiễn: HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Vn ( Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu Kiều …..; xã hội dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh người thầy… ) nhưng đáng buồn là
Tỉnh Bắc Giang.Năm 2009-2010
Câu 1. (4đ)
Dưới đây là những câu thơ tả cỏ mùa xuân:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi.
( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
Cỏ non xanh tận chân trời.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
a.(3đ) Cảm thụ cái hay của mỗi câu thơ ( lời bình cho mỗi câu thơ khoảng 5 dòng)
b.(1đ) Cùng là cỏ mùa xuân mà mỗi nhà thơ có một cách cảm nhận và miêu tả khác nhau. Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người nghệ sĩ ? Thiếu nó, nghệ thuật sẽ như thế nào?
Câu 2.(6đ)
Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời. ( Quách Mạt Nhược)
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 3.(10,0đ)
Vẻ đẹp độc đáo của bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy)
Chú ý văn bản Bến đò xuân đầu trại ( bản dịch)
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỡ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1.
Cỏ non như khói là cảm nhận rất độc đáo của Nguyễn Trãi về cỏ mùa xuân, “như khói” là cảm giác của người nghệ sĩ, miêu tả một màu xanh hư ảo, lay động và lan tỏa … vì đây là sắc cỏ được nhìn từ xa lại qua màn mưa xuân giăng mắc … một vẻ đẹp bình dị mà vô cùng tinh tế.
Câu thơ tả cỏ của Nguyễn Du trải ra trên một không gian rộng: xanh tận chân tròi,mục đích là để làm nền cho hình ảnh ở câu thơ tiếp theo: cành lê trắng điểm một vài bông hoa, tạo sự hài hòa về hình ảnh, màu sắc, đường nét, ….Câu thơ giàu chất hội họa.
Câu thơ của Hàn mặc Tử có thể là sự kế thừa của hai bậc tiền nhân: ở thi liệu (mùa xuân hiện lên qua thảm cỏ ); ở tính chất sống động “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời; ở chiều rộng của không gian tới trời. Nhưng sáng tạo là ở hình ảnh sóng cỏ …. Gợn… Tả cỏ mà gợi cả ngọn gió nhẹ mùa xuân.(3đ)
b. Trên cơ sở đó cần chỉ ra:
- Đó là phẩm chất sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Thiếu nó, nghệ thuật sẽ chỉ là sụ lặp lại, sao chép… thiếu nó, ngọn cỏ mùa xuân và những sự vật được miêu tả làm sao có thể biến hóa khôn lường như ở những câu thơ trên, mỗi câu thơ cho ta cảm giác như lần đầu được biết về cỏ mùa xuân. (1đ)
( Đây là yêu cầu có tính nâng cao với mục đích phát hiện những học sinh giỏi thực sự, nhằm phân loại hs)
Câu 2. Yêu cầu kiến thức:
a.1.Giải thích:
- Mặt trời:, mặt trăng là những vì tinh tú của đất trời ,có chức năng tỏa sáng.
- Mọc, lặn , tròn, khuyết là quy luật của chúng. QMN đã rất khéo léo khi sử dụng cách nói tương phản - sự tương phản giữa hai nguồn ánh sáng: một đằng chỉ chiếu sáng từng lúc, một đằng còn mãi để làm bật lên công ơn to lớn của thầy (1,,5đ)
a.2. Bàn luận:
- Khẳng định đó là ý kiến đúng.
- Thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mỗi con người ( cha mẹ cũng là thầy - người thầy đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời , nhưng cha mẹ không thể thay thế được người thầy)
Hành trình cuộc đời của mỗi con người đều có những người thầy đi qua và mỗi người thầy sẽ lưu lại đó một dấu ấn, chiếu rọi vào đó những nguồn ánh sáng riêng; ánh sáng của tri thức văn hóa; ánh sáng của ước mơ, hoài bão lí tưởng; ánh sáng của tình yêu thương của ý chí, nghị lực, của niềm tin… Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học trò trưởng thành không chỉ về nhận thức mà còn về tâm hồn, tình cảm, nhân cách…
Chính vì thế nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi con người (3,5đ)
a.3. Liên hệ thực tiễn: HS có thể nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Vn ( Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu Kiều …..; xã hội dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh người thầy… ) nhưng đáng buồn là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)