De thi chon HSG mon hóa 2015-2016
Chia sẻ bởi Vương Anh |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: de thi chon HSG mon hóa 2015-2016 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Dục & Đào Tạo EAH’LEO
Kỳ thi chọn học sinh giỏi DỰ THI tỉnh lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016
Môn thi: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm hai trang)
Câu 1 (4,0 điểm).
1. Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định thành phần các chất trong Y, Z, A, B, D, E, G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lit khí ở (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Lập biểu thức liên hệ giữa V với a, b.
3. Hỗn hợp X gồm Na và Al.
- Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng với nước dư, thì thu được V1 lít H2.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được V2 lít H2.
Các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định quan hệ giữa V1 và V2
Câu 2 ( 4 điểm )
1. Chất A có công thức phân tử C4H6. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và hoàn thành phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng theo sơ đồ:
+Cl2 dd NaOH +H2 H2SO4đđ t0,xt,p
A B C D A Cao su
1:1 Ni,t0 1700C
2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Trình bày phương pháp dùng để tách từng khí ra khỏi hỗn hợp
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam FeS2 trong oxy được a gam khí SO2. Oxy hóa hoàn toàn lượng SO2 đó được b gam SO3. Cho b gam SO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được c gam Na2SO4. Cho lượng Na2SO4 đó tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư được m gam kết tủa. Tính giá trị m
2. Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng lên 7,1%. Xác định kim loại M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp là như nhau.
Câu 4 (4 điểm) Cho một hỗn hợp khí gồm 1 anken A và 1 ankin B. Đốt cháy m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thu được 25g kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,56g so với ban đầu. Khi thêm vào lượng KOH dư lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Biết 50ml hỗn hợp X phản ứng tối đa với 80ml H2 (các thể tích khí đo cùng đk). Xác định CTPT của A, B.
Câu 5 (5,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Dẫn từ từ hỗn hợp khí này qua bình chứa 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Cô cạn cẩn thận dung dịch B để nước bay hơi hết thu được 14,6 gam chất rắn. Tính m.
2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp X (dạng bột) gồm một oxit sắt và đồng bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,504 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 6,6 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
(Cho: H = 1; C = 12, O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Pb = 207; Ba= 137)
- - - Hết - - -
Kỳ thi chọn học sinh giỏi DỰ THI tỉnh lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016
Môn thi: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm hai trang)
Câu 1 (4,0 điểm).
1. Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y cho đến khi kết tủa lớn nhất thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định thành phần các chất trong Y, Z, A, B, D, E, G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lit khí ở (đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Lập biểu thức liên hệ giữa V với a, b.
3. Hỗn hợp X gồm Na và Al.
- Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng với nước dư, thì thu được V1 lít H2.
- Thí nghiệm 2: Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thì thu được V2 lít H2.
Các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Xác định quan hệ giữa V1 và V2
Câu 2 ( 4 điểm )
1. Chất A có công thức phân tử C4H6. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và hoàn thành phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng theo sơ đồ:
+Cl2 dd NaOH +H2 H2SO4đđ t0,xt,p
A B C D A Cao su
1:1 Ni,t0 1700C
2. Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, C2H4 và C2H2. Trình bày phương pháp dùng để tách từng khí ra khỏi hỗn hợp
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam FeS2 trong oxy được a gam khí SO2. Oxy hóa hoàn toàn lượng SO2 đó được b gam SO3. Cho b gam SO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được c gam Na2SO4. Cho lượng Na2SO4 đó tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư được m gam kết tủa. Tính giá trị m
2. Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng lên 7,1%. Xác định kim loại M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp là như nhau.
Câu 4 (4 điểm) Cho một hỗn hợp khí gồm 1 anken A và 1 ankin B. Đốt cháy m gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thu được 25g kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,56g so với ban đầu. Khi thêm vào lượng KOH dư lại thu được 5 gam kết tủa nữa. Biết 50ml hỗn hợp X phản ứng tối đa với 80ml H2 (các thể tích khí đo cùng đk). Xác định CTPT của A, B.
Câu 5 (5,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Dẫn từ từ hỗn hợp khí này qua bình chứa 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Cô cạn cẩn thận dung dịch B để nước bay hơi hết thu được 14,6 gam chất rắn. Tính m.
2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp X (dạng bột) gồm một oxit sắt và đồng bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,504 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 6,6 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
(Cho: H = 1; C = 12, O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Pb = 207; Ba= 137)
- - - Hết - - -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Anh
Dung lượng: 40,08KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)