Đề thi chọn HSG lớp 3 môn Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Luong |
Ngày 09/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG lớp 3 môn Tiếng Việt thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi khối 3
năm học 2009-2010
Môn : Tiếng Việt
Đề bài :
1. Câu 1: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Em hày tìm thêm nhứng tiếng khác ( gồm 2 tiếng ) có tiếng gia với nghĩa như trên .Ví dụ: gia tài...
2. Câu 2: Xếp các thành ngữ tục ngữ sau thành nhóm thích hợp :
- Em ngã đã có chị nâng.
- Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
- Khôn ngoan đối đáp bề ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hiền cháu thảo
a) Nhóm 1: Cha mẹ đối với con cái
b) Nhóm 2: Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
c) Nhóm 3: Anh chị em đối với nhau
3. Câu 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( Cái gì, con gì?); gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong các câu sau:
+ Ông bà, cha mẹ là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
+ Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
+ ở lớp em, Lan là học sinh giỏi toán nhất.
4. Câu 4: Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:
“ Đầu năm học mới Huệ nhận được quà của bố đó là một chiếc cặp rất xinh cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới . Huệ thầm hứa học chăm học giỏi cho bố vui lòng.
5. Câu 5:Nêu các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ? Người ta dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh? Từ dùng để so sánh ?
Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông.
6.Câu 6: Viết đoạn văn 7-10 câu giới thiệu về các thành viên trong tổ em cho một người bạn mới chuyển đến ( Trong đó có dùng 3-5 câu thuộc mẫu câu Ai-Là gì?
năm học 2009-2010
Môn : Tiếng Việt
Đề bài :
1. Câu 1: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Em hày tìm thêm nhứng tiếng khác ( gồm 2 tiếng ) có tiếng gia với nghĩa như trên .Ví dụ: gia tài...
2. Câu 2: Xếp các thành ngữ tục ngữ sau thành nhóm thích hợp :
- Em ngã đã có chị nâng.
- Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
- Khôn ngoan đối đáp bề ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hiền cháu thảo
a) Nhóm 1: Cha mẹ đối với con cái
b) Nhóm 2: Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
c) Nhóm 3: Anh chị em đối với nhau
3. Câu 3: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( Cái gì, con gì?); gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì? trong các câu sau:
+ Ông bà, cha mẹ là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
+ Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
+ ở lớp em, Lan là học sinh giỏi toán nhất.
4. Câu 4: Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:
“ Đầu năm học mới Huệ nhận được quà của bố đó là một chiếc cặp rất xinh cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng nhìn Huệ với chiếc cặp mới . Huệ thầm hứa học chăm học giỏi cho bố vui lòng.
5. Câu 5:Nêu các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ? Người ta dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh? Từ dùng để so sánh ?
Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông.
6.Câu 6: Viết đoạn văn 7-10 câu giới thiệu về các thành viên trong tổ em cho một người bạn mới chuyển đến ( Trong đó có dùng 3-5 câu thuộc mẫu câu Ai-Là gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Luong
Dung lượng: 25,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)