Đề thi chọn HSG - Khánh Hóa

Chia sẻ bởi Phạm Vũ Thanh Bình | Ngày 15/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG - Khánh Hóa thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN HÓA NĂM HỌC 2006-2007 (VÒNG 1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRUNG HỌC CƠ SỞ
KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2006-2007
MÔN THI : HÓA HỌC (Vòng 1)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)
BẢNG A Ngày thi : 23 – 3 – 2007
(Đề thi có 2 trang)
 
Câu 1 :4,50 điểm
1. Có những muối sau : (A) : CuSO4 ; (B) : NaCl ; (C) : MgCO3 ; (D) : ZnSO4 ; (E) : KNO3 .
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit . Vì sao ?
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohidric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hòa giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
2. Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn : NaCl, NaOH, H2SO4 , HCl, Ba(OH)2, MgSO4. Không dùng thêm thuốc thử khác, hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2 : 3,75 điểm
1. Từ CuS, H2O, NaCl, các phương tiện và các điều kiện phản ứng, viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế Cu(OH)2.
2. Cho 44gam hỗn hợp muối NaHSO3 và NaHCO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp khí A và 35,5gam muối Na2SO4 duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hidro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V2O5 ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hidro là 22,252.
Viết các phương trình hóa học và tìm thành phần % về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C.
Câu 3 : 4,50 điểm
1. Có hỗn hợp hai muối : Na2CO3.10H2O và CuSO4.5H2O . Bằng thực nghiệm, hãy nêu cách xác định thành phần% khối lượng từng muối trong hỗn hợp.
2. Cho sơ đồ các phản ứng :
(A) ( (B) + (C) + (D) ; (C) + (E) ( (G) + (H) + (I)
(A) + (E) ( (G) + (I) + (H) + (K) ; (K) + (H) ( (L) + (I) + (M)
Hoàn thành các phương trình phản ứng trên và ghi rõ điều kiện phản ứng.
Biết (D), (I), (M) là các đơn chất khí, khí (I) có tỷ khối so với khí metan là 4,4375. Để trung hoà 2,8 gam kiềm (L) cần 200 ml dung dịch HCl 0,25M.
Câu 4 : 3,75 điểm
1. Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 200 ml dung dịch H2SO4 1M thu được 400 ml dung dịch A. Tính nồng độ mol/l mỗi chất trong dung dịch A.
2. Cho 19,05 gam một hỗn hợp bột Fe, Zn hoà tan vừa đủ trong 400 ml dung dịch A tạo ra dung dịch B và V (lít) H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính V , tính khối lượng hỗn hợp muối trong dung dịch B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
3. Khi lấy V ( lít ) H2 ở trên khử vừa đủ 19,6 gam hỗn hợp CuO và FexOy tạo ra hỗn hợp kim loại C, ngâm hỗn hợp kim loại C trong dung dịch HCl dư thu được 0,5V (lít ) H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức oxit sắt. Tính khối lượng hỗn hợp C.
Câu 5 : 3,50 điểm
Cho hỗn hợp A gồm ba hidrocacbon X, Y, Z có công thức phân tử lần lượt là : CnH2n + 2 ; CnH2n ; CnH2n – 2 . Biết X chứa 20% hiđro về khối lượng.
1. Xác định công thức phân tử X, Y, Z và viết công thức cấu tạo đầy đủ của chúng.
2. Viết một phương trình phản ứng thể hiện tính chất hoá học đặc trưng của X và giải thích.
3. Trình bày phương pháp hoá học tách Z từ hỗn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Vũ Thanh Bình
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)