Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Trần Hà Hưng | Ngày 27/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HSG Môn: Vật lý
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1(3,0 điểm):
a) Hai người khởi hành cùng một lúc tại hai địa điểm A và B cách nhau 20km. Nếu hai người đi ngược chiều nhau thì sau thời gian t1 = 12 phút họ gặp nhau. Nếu đi cùng chiều thì sau t2 = 1h người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi người.
b) Hiện tại đang là 2 giờ chiều. Hỏi sau bao lâu nữa thì kim giờ và kim phút trùng nhau?
Câu 2(3,0 điểm) :Một chiếc ống bằng gỗ không thấm nước và xăng, có dạng hình trụ rỗng chiều cao h = 10cm, bán kính trong R1 = 8cm, bán kính ngoài R2 = 10cm. Khối lượng riêng của gỗ làm ống là D1 = 800kg/m3.
a) Ban đầu người ta dán kín một đầu bằng nilon mỏng. Đổ đầy xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thẳng đứng, sao cho xăng không tràn ra ngoài. Tìm chiều cao phần nổi của ống khi ống nằm thăng bằng. Biết khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3, của xăng là D2 = 750kg/m3.
b) Đổ hết xăng ra khỏi ống, bóc đáy nilon và đặt ống trở lại trong nước theo phương thẳng đứng, sau đó từ từ đổ xăng vào ống. Tìm khối lượng xăng tối đa có thể đổ vào được trong ống.
Câu 3(4,0 điểm): Một cục nước đá có khối lượng m1 = 100g ở nhiệt độ –100C.
a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đưa nhiệt độ của cục nước đá lên đến 00C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá c1 = 1800J/kg.K.
b) Người ta đặt một thỏi đồng có khối lượng m2 = 150g ở nhiệt độ 1000C lên trên cục nước đá nói trên ở 00C. Tính khối lượng nước đá bị nóng chảy. Cho nhiệt dung riêng của đồng c2 = 380J/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá ( = 3,4.102J/g.
c) Sau đó cả hệ thống trên được đặt vào trong bình cách nhiệt. Tìm khối lượng hơi nước m3 cần phải dẫn vào bình để toàn bộ hệ thống có nhiệt độ 200C. Cho biết nhiệt hóa hơi, nhiệt dung riêng của nước lần lượt là L = 2,3.103kJ/kg, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua nhiệt dung của bình cách nhiệt.
Câu 4(4,0 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). UAB = 90V; R1 = 40(; R2 = 90(; R4 = 20(; R3 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế, dây nối và khoá K.
a) Cho R3 = 30(. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp:
- Khóa K mở.
- Khóa K đóng.
b) Tìm R3 để số chỉ của ampe kế khi K mở bằng 3 lần số chỉ của ampe kế khi K đóng.
c) Khi K đóng. Tìm R3 để công suất tiêu thụ trên R3 đạt cực đại. Tính công suất cực đại đó.
Câu 5 (4,0 điểm): Một căn buồng hình hộp chữ nhật có chiều dài AB= 5m, như hình 2 chiều cao AD = 4,5 m. trên tường AD có một lỗ nhỏ O1 cách mặt sàn một khoảng h, trên tường BC có một lỗ nhỏ O2 cách sàn 3m trên sàn có gương nhỏ G1 đặt nằm ngang cách chân tường D là 1m. Trên trần có gương nhỏ G2 treo nghiêng một cách thích hợp để ánh sáng mặt trời sau khi chiếu qua O1lần lượt phản xạ trên G1 và G2 thì ló ra ngoài qua O2 và tạo trên mặt đất một vệt sáng M cách tường BC 4m. Tính h?
Câu 6 (2,0 điểm): Cho các dụng cụ sau:
+ Hai khối trụ đồng chất có hình dạng bên ngoài giống hệt nhau, làm từ cùng một chất, có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Một khối đặc và một khối rỗng ở giữa (kín hai đầu), lỗ rỗng hình trụ, có trục trùng với trục của khối, chiều dài lôc bằng chiều dài của khối.
+ Một thước đo thẳng.
+ Một bình nước. Nước có khối lượng riêng D0 đã biết.
Hãy trình bày phương án thí nghiệm để xác định:
a) Khối lượng riêng của chất cấu tạo nên các khối trụ trên.
b) Bán kính của lỗ rỗng.

-------------Hết--------------
Họ và tên thí sinh:...................................................................Số báo danh:.........................
























Đáp án



Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
(3,0 điểm)
1) Khi hai xe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hà Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)