Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thương | Ngày 26/04/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN TÂN BÌNH
NĂM HỌC: 1998 – 1999
PHẦN A:
Câu I: Chỉ được dùng thuốc thử để nhận biết các muối sau: NH4Cl, FeCl2, FeCl3, MgCl2, NaCl, AlCl3. (Giải thích và viết phương trình phản ứng nếu có).
Câu II: Viết PTPƯ biểu diễn các biến hóa sau:
Fe Fe2(SO4)3 Fe(OH)3Fe2O3FeFeCl2FeCl3AgCl
MgCO3MgSO4MgCl2Mg(OH)2MgOMgCO3CO2
Ca(HCO3))2CaCO3
Câu III: Chỉ được dùng quỳ tím và dd AgNO3 có sẵn, nêu cách phân biệt các dd NaOH, NaCl, HCl, H2S, H2SO4
Câu IV: Sắt nguyên chất trong không khí không bị han gỉ, nhưng sắt có tạp chất để lâu ngày trong không khí lại bị han gỉ. Hãy giải thích hiện tượng này.
PHẦN B:
Bài 1: Có một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 được trộn lẫn theo tỷ lệ 1:2 về số mol (1mol Na2SO4 và 2 mol K2SO4). Hòa tan hỗn hợp vào 102 gam nước thì thu được dd A. Cho 1664 gam dd BaCl2 10% vào dd A. Lọc kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước vừa lọc thì thấy tạo ra 46,6 gam kết tủa. Xác định nồng độ phần trăm của Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch đầu.
Bài 2: Tính CM của dung dịch H2SO4 và NaOH, biết rằng 10ml dung dịch H2SO4 tác dụng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH. Nếu lấy 20ml dung dịch H2SO4 cho tác dụng với 2,5 gam CaCO3 thì axit còn dư và lượng dư này tác dụng vừa đủ với 10ml NaOH.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 QUẬN 3 – TP HCM
NĂM HỌC: 1998 – 1999
Câu I: Lý thuyết
1/ Từ 7 lọ hóa chất sau, em có thể điều chế những chất khí nào? Axit sunfuric, natri hidroxit, amoni nitrat, canxi cacbonat, natri sufit, sắt sunfua và kim loại kẽm.
2/ Từ H2SO4 có mấy cách điều chế CaSO4?
3/ Viết công thức và tên gọi 3 muối dùng trong nông nghiệp: phân đạm, phân lân và phân kali). Hãy giải thích tại sao người ta không trộn tro bếp với phân đạm để bón ruộng?
4/ Ta có 3 ống nghiệm đều đựng dung dịch BaCl2 , người ta cho thêm vào:
ống 1: dung dịch kali cacbonat.
ống 2: dung dịch natri cacbonat.
ống 3: dung dịch bạc nitrat.
Sau đó cho thêm axit nitric vào cả ba ống nghiệm. Em hãy cho biết ống nào còn chất kết tủa. Giải thích và viết PTPƯ.
5/ Một hỗn hợp gồm NaCl và MgCl2 thêm nước vào hỗn hợp ta có dung dịch A. Thêm dung dịch AgNO3 vào dung dịch A khi phản ứng kết thúc loại bỏ chất kết tủa trắng, phần dung dịch còn lại là dung dịch B. Chia B làm hai phần a và b
Phần a: Sau khi cô cạn tiếp tục đun nóng thì được hỗn hợp khí C. Cho hỗn hợp khí này qua bình đựng KOH.
Phần b: Cho vào lượng dư dung dịch HCl thì thu được kết tủa trắng D.
Viết các phương trình phản ứng.
6/ Làm thế nào để phân biệt các lọ hóa chất dưới đây mà không được dùng thêm hóa chất nào khác. MgCl2, H2SO4, NaCl, CuSO4, NaOH.
7/ Một hỗn hợp gồm CuO, FeO, Al2O3. Làm thế nào đẻ tách chúng ra khỏi nhau?
Câu II: Bài toán
Cho 26,1 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl có 20 gam HCl. Cho hết khí Cl2 qua 1 lít dung dịch NaOH loãng dư.
a/ Lượng HCl này có đủ để phản ứng hết với MnO2 không?
b/ Tính nồng độ M của muối thu được trong phản ứng giữa clo và NaOH?
c/ Nung quặng pyrit sắt để tạo ra SO2. Cho khí SO2 sục vào dung dịch chứa hai muối trên. Sau đó thêm vào một lượng dư Ba(NO3)2. Tìm khối lượng kết tủa và khối lượng pyrit cần dùng. Biết rằng lượng SO2 tác dụng vừa đủ dung dịch muối.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TP HỒ CHÍ MINH
NĂM HỌC: 1998 – 1999
Câu I: Viết 3 phương trình khác nhau để điều chế muối ZnCl2.
Câu II: Viết PTPƯ để biểu diễn chuổi biến hóa sau:
FeCl2  Fe(OH)2  FeSO4  Fe(NO3)2
Fe
FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe
Câu III: Có 6 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch: NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2.
Hãy cho biết ống mang số nào đựng chất nào? Viết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)