Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Thương |
Ngày 26/04/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Phần A: Bài tập có lời giải
Đề bài
446. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:
a. Nhỏ dần dần dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3.
b. Nhỏ dần dần dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
c. Cho Na kim loại vào dung dịch AlCl3.
447. Nhôm tan được dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh (ví dụ dung dịch NaOH) giải phóng hidro. Có thể nói nhôm là kim loại lưỡng tính hay không? Tại sao? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
448. (Trích đề thi ĐH và CĐ khối B - 2004)
Cho hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư, được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Viết các phương trình phản ứng.
449. Cho hỗn hợp A gồm 4,6 gam Na và 8,1 gam Al. Tính số mol khí H2 thu được khi:
1. Cho A vào một lượng H2O dư.
2. Cho A vào một lượng dung dịch NaOH dư.
450. Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm Al và Na bằng dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Sục khí CO2 vào A tới khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thu được 15,6 gam kết tủa.
Viết phương trình phản ứng và tính m.
451. Hỗn hợp bột A gồm Ba và Al.
Cho m gam A vào một lượng nước dư thu được 0,25 mol khí H2.
Cho m gam A vào dung dịch NaOH dư thu được 0,4 mol khí H2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m.
452. Bình A chứa 300 mL dung dịch AlCl3 1M.
Cho 500 mL dung dịch NaOH vào bình A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/L của dung dịch NaOH đã dùng.
453. Hoà tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550 mL dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần thêm vào dung dịch A để:
a. Thu được lượng kết tủa lớn nhất.
b. Thu được 0,78 gam kết tủa.
454. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 mL dung dịch X chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 ở đktc.
1. Hãy chứng minh rằng trong dung dịch B vẫn còn dư axit.
2. Tính khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.
3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M cần để trung hoà hết lượng axit dư trong dung dịch B.
455. Cho 5,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 20 mL dung dịch NaOH 6M, thu được 2,688 lít khí ở đktc, sau đó thêm tiếp 400 mL dung dịch axit HCl 1M và đun nóng đến khi khí H2 ngừng thoát ra. Lọc tách hỗn hợp chất rắn B.
Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch C và 0,672 lít khí NO (đo ở đktc).
Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
1. Tính khối lượng các kim loại trong A.
2. Tính khối lượng chất
Đề bài
446. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:
a. Nhỏ dần dần dung dịch KOH vào dung dịch Al2(SO4)3.
b. Nhỏ dần dần dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
c. Cho Na kim loại vào dung dịch AlCl3.
447. Nhôm tan được dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh (ví dụ dung dịch NaOH) giải phóng hidro. Có thể nói nhôm là kim loại lưỡng tính hay không? Tại sao? Kiềm giữ vai trò gì trong phản ứng này? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
448. (Trích đề thi ĐH và CĐ khối B - 2004)
Cho hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư, được dung dịch C và chất rắn D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch C. Hoà tan chất rắn D vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Viết các phương trình phản ứng.
449. Cho hỗn hợp A gồm 4,6 gam Na và 8,1 gam Al. Tính số mol khí H2 thu được khi:
1. Cho A vào một lượng H2O dư.
2. Cho A vào một lượng dung dịch NaOH dư.
450. Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm Al và Na bằng dung dịch NaOH dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Sục khí CO2 vào A tới khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thu được 15,6 gam kết tủa.
Viết phương trình phản ứng và tính m.
451. Hỗn hợp bột A gồm Ba và Al.
Cho m gam A vào một lượng nước dư thu được 0,25 mol khí H2.
Cho m gam A vào dung dịch NaOH dư thu được 0,4 mol khí H2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m.
452. Bình A chứa 300 mL dung dịch AlCl3 1M.
Cho 500 mL dung dịch NaOH vào bình A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/L của dung dịch NaOH đã dùng.
453. Hoà tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550 mL dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần thêm vào dung dịch A để:
a. Thu được lượng kết tủa lớn nhất.
b. Thu được 0,78 gam kết tủa.
454. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 mL dung dịch X chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 ở đktc.
1. Hãy chứng minh rằng trong dung dịch B vẫn còn dư axit.
2. Tính khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.
3. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M cần để trung hoà hết lượng axit dư trong dung dịch B.
455. Cho 5,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 20 mL dung dịch NaOH 6M, thu được 2,688 lít khí ở đktc, sau đó thêm tiếp 400 mL dung dịch axit HCl 1M và đun nóng đến khi khí H2 ngừng thoát ra. Lọc tách hỗn hợp chất rắn B.
Cho B tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch C và 0,672 lít khí NO (đo ở đktc).
Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
1. Tính khối lượng các kim loại trong A.
2. Tính khối lượng chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)