Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi trần nguyên thỏa | Ngày 26/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Số báo danh
....................
THI GIAO LƯU ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2018-2019

Môn thi: Hóa học, Lớp 9 THCS
Ngày thi: 22 /02/2019
Thời gian thi: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi)
Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang.


Câu 1 (2 điểm):Hòa tan 8g CuO bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ, thu được dung dịch X.
1. Tính nồng độ % của dung dịch X.
2. Làm lạnh dung dịch X tới nhiệt độ thích hợp thấy có 5g kết tủa Y tách ra và thu được dung dịch Z chứa một chất tan với nồng độ 29,77%. Tìm công thức của Y.
Câu 2 (2 điểm):
1. A và B là hai nguyên tố kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả hại nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn B là 12. Tìm A và B
2. Trình bày phương pháp nhận biết các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn sau: dung dịch đường saccarozơ, benzen, dầu thực vật, dung dịch rượu etylic, dung dịch hồ tinh bột.
Câu 3 (2 điểm):
1. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã cấm hoạt động các lò gạch thủ công gần khu dân cư. Em hãy giải thích cho người dân hiểu những tác hại mà các lò gạch này gây ra đối với môi trường và sức khỏe người dân?
2. Tách các chất rắn sau Zn, ZnO, Fe, Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng mỗi chất không thay đổi.
Câu 4 (2 điểm):
1. Từ than đá, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế poli vinyl axetat (PVA), cao su buna.
2. Hãy chọn các chất thích hợp để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
(A) → (B) + (C) + (D) (1)
(D) + (E) + (G) → (H) (2)
(D) + (E) + (I) → (K) (3)
(B) + (L) → (M) + (N) + (F) + (E) (4)
(A) + (L) → (M) + (N) + (F) + (E) (5)
Câu 5 (2 điểm):
1. Để m(g) bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X có khối lượng là
(m + 1,6) g. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, dư thì thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Tính m.
2. . Tìm các chất kí hiệu bằng chữ cái trong sơ đồ sau và hoàn thành sơ đồ bằng phương trình hóa học:

Câu 6 (2 điểm): Nêu và giải thích hiện tượng trong các thí nghiệm sau, viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có):
1. Hòa tan một mẩu đất đèn vào dung dịch phenolphtalein.
2. Nhỏ giấm ăn lên đá vôi.
3. Cho một mẩu natri vào cồn 900.
4. Quét một lớp dung dịch iot lên bề mặt một lát chuối xanh.
Câu 7 (2 điểm):Cho hỗn hợp gồm 2,8(g) Fe và 0,81(g) Al tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 cùng nồng độ mol cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại có khối lượng 8,12g. Tính nồng độ CM của từng muối trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 8 (2 điểm): Một bình kín có dung tích 8,96 lít (đktc) chứa đầy hỗn hợp khí X gồm N2, O2, SO2 (tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1). Đốt cháy hết một lượng lưu huỳnh trong hỗn hợp X rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với hỗn hợp khí X bằng 1,1684.
1. Hỏi áp suất trong bình có thay đổi không? Vì sao?Xác định thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp Y.
2. Khi lượng lưu huỳnh biến đổi thì tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với hỗn hợp X nằm trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần nguyên thỏa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)