Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Lê Minh Quảng | Ngày 18/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8,9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)


Câu 1. (2.0 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu trong bài “Khi con tu hú” đã mở đầu bằng câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy” và kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt cũng viết:
“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau trong sự cảm nhận tiếng chim tu hú của hai nhà thơ.
Câu 2. (8.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ là do người khác truyền cho và một thứ quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo cho mình”.
(Theo Từ điển Lời hay ý đẹp, NXB Thanh niên)
Từ câu nói trên, hãy tạo một văn bản nghị luận (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề tự giáo dục.
Câu 3. (10 điểm)
Ra-xum Ga-đa-tốp được mệnh danh là “nhà thơ của mọi thời đại” có dành cho báo nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học:
“ ... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.”
(Đọc hiểu văn bản, SGK Ngữ văn 9)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:……………




PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8,9
NĂM HỌC 2016 – 2017


Môn thi: Ngữ văn Lớp 9


Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm


Câu 1
(2.0 điểm)
Học sinh phải chỉ ra được:
- Giống nhau:
+ Âm thanh tiếng chim tu hú trong cảm nhận của hai nhà thơ đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc.
+ Âm thanh đó đều được đón nhận bằng tình thương mến của các tác giả.
- Khác nhau:
+ Với Tố Hữu, tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu cuộc sống, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục. Tiếng chim tu hú trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do, khát vọng hướng về cuộc sống tự do.
+ Với Bằng Việt, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân thương. Tiếng gọi tu hú như tiếng gọi người thân yêu, gợi ra tình cảnh vắng vẻ, tình cảm nhớ mong, trìu mến, tha thiết, của hai bà cháu.

1,0 điểm




1,0 điểm

Câu 2
(8.0 điểm)
Về nội dung: Phải làm sáng tỏ vấn đề “tự giáo dục”
Về hình thức:
- Văn bản có bố cục đủ ba phần
- Hệ thống luận điểm chặt chẽ, lôgic
- Dùng từ chính xác, viết câu chuẩn, diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Độ dài khoảng 600 từ, không viết quá dài hoặc quá ngắn
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
2. Thân bài:
* Giải thích ý kiến "Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục"
- Giáo dục thứ nhất là do người khác truyền cho trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Giáo dục thứ hai do chính mình tự tạo cho mình. Đó là do tự nhận thức vấn đề đúng - sai, tốt - xấu, phải - trái, thành công - thất bại trong cuộc sống.
-> Ý kiến muốn khẳng định: Con người trưởng thành là do chính mình tự tạo cho mình, tự giáo dục mình.
* Bình luận
- Ý kiến trên hoàn thoàn đúng. Bởi con người trưởng thành là do tiếp nhận từ hai yếu tố khách quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Quảng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)