Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Lê Minh Quảng | Ngày 18/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG




KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8, 9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)


Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..
(Viết tại Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
Mùa khô 1981)
Câu 2: (7,0 điểm)
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường - nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội. Sự ra đi của anh đã để lại muôn vàn tiếc nuối cho cộng đồng yêu nhạc. Nhưng những câu hát với ca từ vô cùng ý nghĩa, gần gũi với đời sống và có sức truyền lửa cho nhiều thế hệ của anh sẽ bất tử với thời gian...
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời bài hát dưới đây được trích trong nhạc phẩm Đường đến ngày vinh quang của cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập: "Chặng đường nào rải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió"
Câu 3: (10 điểm)
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


..............................................Hết.............................................

Giám thị không giải thích gì thêm.




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
MÔN: Ngữ văn-Lớp 9



Nội dung cần đạt
Biểu điểm

Câu 1 (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..."
(Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
Mùa khô 1981)
3,0 điểm

* Các biên pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi".
- Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn"
- So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi".

1,0 diểm

* Học sinh phân tích được tác dụng:
- Điệp từ "đảo" "sinh tồn" (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa.
- Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê hương.
- Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương.
2 điểm

Câu 2: (7,0 điểm)
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường - nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội. Sự ra đi của anh đã để lại muôn vàn tiếc nuối cho cộng đồng yêu nhạc. Nhưng những câu hát với ca từ vô cùng ý nghĩa, gần gũi với đời sống và có sức truyền lửa cho nhiều thế hệ của anh sẽ bất tử với thời gian...
Hãy viết bài văn ngắn trình bày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Quảng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)