Đề thi chọn HSG

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thành | Ngày 11/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

MÃ KÍ HIỆU

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 04 câu, 01 trang)

Phần I: Đọc - hiểu (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
Câu 2: Thế nào là tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên?
Phần II: Tạo lập văn bản. (14.0 điểm)
Câu 1: (8.0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
Phân tích để làm rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn.
Câu 2: (6.0 điểm)
Trong bài “Một khúc ca” nhà thơ Tố Hữu có viết:
“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
………………….Hết………………….



MÃ KÍ HIỆU

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS
Năm học: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ:
- Điệp ngữ “Buồn trông” được nhắc lại 4 lần. (0.25 điểm).
- Tác dụng của điệp ngữ:
+ Nhấn mạnh, biểu cảm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. (0.5 điểm).
+ Điệp ngữ này kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất, mãnh liệt. (0.5 điểm).
+ Các điệp ngữ kết hợp với các từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng (0.5 điểm).
( Đánh giá khái quát: Phép tu từ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ. (0.25 điểm).
Câu 2 (4.0 điểm):
* HS nêu được thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là: Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người. Cảnh chỉ là phương tiện để miêu tả tâm trạng. 0.5 điểm).
* HS phân tích được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên (3.5 điểm).
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ. Tổ chức, sắp xếp các ý một cách hợp lí, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
Yêu cầu về kiến thức: HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Khẳng định đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, có thể nói là tuyệt bút của Nguyễn Du.
- Cảnh được nhìn qua tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
- Hình ảnh thiên nhiên biểu đạt nội tâm
- Mỗi điệp ngữ “Buồn trông” diễn tả một khung cảnh, một nỗi buồn, một cảnh ngộ khác nhau: Nỗi nhớ, sự cô đơn, thân phận trôi nổi, phiêu bạt góc bể chân trời, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ, không biết số phận rồi sẽ ra sao.
( Tám câu thơ vừa là cảnh thực, vừa là tâm cảnh. Khi người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thành
Dung lượng: 62,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)